Tác phẩm đoạt giải

Nam Định: "Biến không thành có, biến khó thành dễ"

Là nơi phát tích của Vương triều Trần hiển hách trong lịch sử dân tộc, nơi Phủ Thiên Trường được xây dựng với vị thế như kinh đô thứ hai sau kinh thành Thăng Long, Nam Định có nền tảng phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) từ xa xưa. Thành phố Nam Định cũng từng là một trong 3 thành phố lớn của miền Bắc với nhiều ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, làng nghề truyền thống nổi danh cả nước. Tuy nhiên, về tổng thể, Nam Định vẫn là tỉnh nông nghiệp, quy mô nền kinh tế còn nhỏ. Mặc dù giàu tiềm năng, lợi thế song đất chật, người đông, nhiều "điểm nghẽn" hạn chế, nhất là về hạ tầng giao thông nên một thời gian dài tỉnh phát triển khá khiêm tốn. Gần đây tỉnh từng bước "chuyển mình" bứt phá, phát triển khá năng động; đang trở thành "điểm đến", lựa chọn hấp dẫn của các tập đoàn, nhà đầu tư lớn trong nước và thế giới. Những thành tựu mà tỉnh đạt được thời gian qua thể hiện tinh thần đoàn kết đồng lòng, quyết tâm "vượt lên chính mình” để "biến không thành có, biến khó thành dễ" nhằm mục tiêu đến năm 2030 trở thành tỉnh phát triển khá của cả nước.

“Cái khó bó cái khôn”

Nam Định nằm trong vùng ảnh hưởng của tam giác tăng trưởng Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và vành đai kinh tế Bắc Bộ; là đầu mối trung chuyển và cửa ngõ giao thông, với mạng lưới giao thông đường bộ, đường thủy dày đặc. Tỉnh có 72km bờ biển và hệ thống các cửa sông (sông Hồng, sông Đáy, sông Ninh Cơ) tạo nên vùng rộng, thoáng, nông, thoải đều và có hệ sinh thái sông - biển khá phong phú, nhiều nguồn lợi trong nuôi trồng, khai thác thủy hải sản, du lịch là điều kiện thuận lợi cho phát triển khu kinh tế ven biển.

Mảnh đất “địa linh nhân kiệt” Nam Định lưu giữ nhiều giá trị lịch sử truyền thống, văn hóa tốt đẹp, kiến trúc đa dạng, phong phú, thuận lợi cho phát triển các loại hình du lịch sinh thái, lịch sử, tâm linh với hơn 1.330 di tích, trong đó có 2 di tích quốc gia đặc biệt là Khu di tích lịch sử - văn hóa Đền Trần - Chùa Tháp và Chùa Keo Hành Thiện; trên 90 làng nghề và hơn 100 lễ hội truyền thống, trong đó có Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” đã được UNESCO công nhận.

Trong quá trình phát triển, tỉnh Nam Định đã qua nhiều lần chia tách, sáp nhập. Sau tái lập cách đây tròn một phần tư thế kỷ, thực trạng kinh tế - xã hội của tỉnh còn nhiều khó khăn. Tỉnh nông nghiệp, quy mô nền kinh tế thấp so với cả nước và khu vực, tăng trưởng chậm, nhiều tiềm năng, lợi thế vẫn “ngủ yên”.

Được sông Hồng - hệ thống sông lớn nhất miền Bắc mang theo phù sa từ thượng nguồn về bồi đắp nên những làng mạc, đồng ruộng, bờ bãi phì nhiêu, màu mỡ trước khi đổ ra biển. Bởi vậy Nam Định đã sớm phát triển các nghề nông nghiệp, trở thành một trong những vựa lúa của vùng đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) và cho đến nay vẫn là một trong các địa phương được Chính phủ giao nhiệm vụ đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Gạo và nhiều sản vật nuôi, trồng của nông nghiệp Nam Định đã có “thương hiệu” trên thị trường. Tuy nhiên nếu làm nông nghiệp theo cách truyền thống thì không thể làm giàu; còn làm theo cách hiện đại thì đòi hỏi sự đầu tư đồng bộ với nhiều giải pháp, giải quyết các vấn đề từ hạ tầng kỹ thuật đến tổ chức sản xuất, quản lý và một quá trình chuyển đổi tư duy của người sản xuất mà riêng Nam Định không thể tự mình làm được. Làm thế nào để "vẫn giữ đất lúa mà vẫn phát triển mạnh" như Trung ương giao là bài toán mà Đảng bộ, chính quyền và cả hệ thống chính trị cùng trăn trở qua nhiều nhiệm kỳ.

Nhắc đến Nam Định còn là nói đến quê hương đất học. Con người Nam Định giàu truyền thống khoa bảng, truyền thống yêu nước, anh hùng, cách mạng cần cù; năng động, sáng tạo trong lao động sản xuất. Truyền thống hiếu học và học giỏi đã được tiếp nối từ đời này qua đời khác với nhiều danh nhân lịch sử, chính trị, văn hóa sinh ra và lớn lên tự quê hương này. Gần 30 năm nay, Nam Định liên tục giữ vững thành tích trong tốp dẫn đầu cả nước về giáo dục phổ thông. Không chỉ "hay chữ", người Nam Định còn "hay nghề". Thành Nam xưa cũng có đầy đủ các phố nghề hoạt động sản xuất, kinh doanh buôn bán sôi động sầm uất không kém Kinh thành Thăng Long. Và không phải ngẫu nhiên từ những thế kỷ trước, thành phố Nam Định đã được chọn để phát triển đô thị và công nghiệp dệt với nhà máy tơ lụa lớn nhất Đông Dương từ những thập niên cuối của thế kỷ XIX, đặt nền móng tạo dựng nên danh tiếng là một trong những "cái nôi" của ngành dệt may Việt Nam.

Trong quá trình phát triển, tỉnh Nam Định đã qua nhiều lần chia tách, sáp nhập. Khi tái lập cách đây tròn một phần tư thế kỷ, thực trạng KT-XH của tỉnh còn nhiều khó khăn. Tỉnh nông nghiệp, quy mô nền kinh tế thấp so với cả nước và khu vực, tăng trưởng chậm, nhiều tiềm năng, lợi thế vẫn "ngủ yên". Nguồn lực đầu tư cho cơ sở hạ tầng còn hạn chế; nhất là về giao thông, quy mô, kết cấu hạ tầng các loại hình giao thông đều nhỏ bé, tính kết nối liên hoàn các loại hình giao thông kém nên năng lực vận tải bị hạn chế; giao thông đối ngoại chậm phát triển khiến tỉnh khó được nhà đầu tư để mắt đến. Thu hút đầu tư tuy có khởi sắc song đa phần là các dự án mới đáp ứng yêu cầu giải quyết việc làm cho lao động, ở các khâu, các lĩnh vực ngành nghề mà giá trị gia tăng thấp; chưa có những dự án có sức đột phá, tạo được nguồn thu lớn, bền vững cho địa phương. Thu ngân sách thấp nên tỉnh cũng bị hạn chế nguồn lực cho tái đầu tư phát triển.

Nghị quyết soi đường

Nghị quyết số 54-NQ/TW, ngày 14-9-2005 (8 năm sau tái lập tỉnh Nam Định) của Bộ Chính trị khóa IX "Về phát triển KT-XH và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng ĐBSH đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020" đánh giá: Vùng ĐBSH là địa bàn chiến lược; là vùng kinh tế lớn của đất nước với không gian kinh tế liên hoàn, gắn kết với nhau, bổ trợ cho nhau nhằm phát huy tiềm năng, lợi thế so sánh của từng tỉnh, thành phố trong vùng... Việc phát triển KT-XH, đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng ĐBSH tác động trực tiếp và to lớn đến quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đến sự ổn định và phát triển đất nước. Tỉnh Nam Định nằm ở trung tâm vùng Nam ĐBSH; cùng với các tỉnh trong vùng nếu được hỗ trợ đầu tư đúng hướng, đúng mức, tháo gỡ khắc phục các điểm nghẽn, khai thông những bế tắc, kết nối liên vùng chắc chắn sẽ phát triển mạnh với các tiềm năng lợi thế nội tại.

Nghị quyết Đại hội lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2015-2020, Đảng bộ tỉnh đặt mục tiêu tạo đột phá trong phát triển kinh tế, tái cơ cấu toàn diện nông nghiệp gắn với xây dựng tỉnh nông thôn mới; xây dựng thành phố Nam Định hình thành rõ nét một số chức năng trung tâm vùng nam ĐBSH.

Trên quan điểm đó, Nghị quyết số 54-NQ/TW đã trở thành điểm tựa quan trọng, tập trung sự lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất từ Trung ương đến địa phương, tạo "đòn bẩy" đủ mạnh cho sự phát triển toàn vùng. Trong đó, thành phố Nam Định nói riêng, tỉnh Nam Định nói chung được xác định tập trung xây dựng phát triển trở thành trung tâm vùng Nam ĐBSH, với chức năng trung tâm ở một số lĩnh vực thế mạnh. Năm 2011, sau tổng kết 5 năm thực hiện nghị quyết, trên cơ sở đánh giá một số mục tiêu quan trọng của Nghị quyết đặt ra đã đạt được, và những mục tiêu chưa hoàn thành, những tiềm năng và cơ hội phát triển của toàn vùng, Bộ Chính trị khóa X ban hành Kết luận số 13-KL/TW về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 54.

Từ yêu cầu nội tại của địa phương và sự "trợ lực" của Nghị quyết 54, Kết luận số 13 của Bộ Chính trị, trong các nhiệm kỳ liên tiếp, Đảng bộ tỉnh đều xác định phải tạo ra sự chuyển biến, trong phát triển KT-XH, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Trong từng thời điểm tuy có thay đổi về thứ tự các lĩnh vực ưu tiên nhưng tựu trung Đảng bộ tỉnh đều kiên định mục tiêu, khát vọng tạo bước chuyển dịch mạnh mẽ về kết cấu hạ tầng và cơ cấu kinh tế để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá, thúc đẩy phát triển dịch vụ và sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hoá; phát triển văn hoá, xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, rút ngắn khoảng cách so với tốc độ, trình độ chung của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

Nghị quyết Đại hội lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2015-2020, Đảng bộ tỉnh đặt mục tiêu tạo đột phá trong phát triển kinh tế, tái cơ cấu toàn diện nông nghiệp gắn với xây dựng tỉnh nông thôn mới (NTM); xây dựng thành phố Nam Định hình thành rõ nét một số chức năng trung tâm vùng Nam ĐBSH. Cũng trong nhiệm kỳ này, tỉnh đã chú trọng nhiệm vụ khai thác kinh tế biển và phát triển vùng kinh tế biển. Mặc dù đã đạt những thành tựu đáng kể trong phát triển KT-XH của tỉnh, song sự đột phá về kinh tế đảm bảo cho phát triển tỉnh về lâu dài, bền vững vẫn chưa rõ nét. Thu hút đầu tư quy mô lớn chưa nhiều. Kinh tế tỉnh vẫn cần những "cú huých" để tạo đột phá tương xứng tiềm năng và kỳ vọng phát triển của tỉnh.

Đến Đại hội XX, nhiệm kỳ 2020-2025, trên cơ sở các thành tựu đã đạt được và yêu cầu nhiệm vụ phía trước, Đảng bộ tỉnh đã xác định mục tiêu tổng quát cho 5 năm tới và thời gian tiếp sau là: Tập trung xây dựng chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Tiếp tục khơi dậy truyền thống văn hiến, anh hùng, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực, nhất là nguồn lực con người, để xây dựng tỉnh Nam Định phát triển nhanh và bền vững. Tăng cường khai thác tiềm năng thế mạnh vùng kinh tế biển để trở thành vùng kinh tế động lực phía nam của tỉnh. Phấn đấu đến năm 2030, Nam Định là tỉnh phát triển khá của cả nước.

Một loạt giải pháp, nhiệm vụ từ công tác xây dựng Đảng, chính quyền đến các giải pháp kinh tế kỹ thuật được đề ra. Đặc biệt, trong nhiệm kỳ 2020-2025, Đảng bộ tỉnh xác định rõ 3 khâu đột phá, cụ thể là: Tập trung xây dựng và điều chỉnh các loại quy hoạch giai đoạn 2021-2030 tầm nhìn 2050; tiếp tục đầu tư, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng KT-XH của tỉnh đồng bộ theo hướng hiện đại; nhất là các dự án, công trình trọng điểm có tính chiến lược phát triển về giao thông, khu, cụm công nghiệp, y tế, văn hóa, giáo dục, hạ tầng thành phố Nam Định và vùng kinh tế biển. Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Thực hiện đồng bộ các giải pháp để khôi phục và phát triển thành phố Nam Định lấy lại vị thế từng là một trong ba thành phố lớn của miền Bắc và là trung tâm vùng Nam ĐBSH.

Quyết tâm chính trị để thực hiện mục tiêu đề ra còn được thể hiện ở một loạt nghị quyết chuyên đề toàn khóa đã được Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh và các chương trình, Kế hoạch hành động của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã được ban hành sớm ngay sau Đại hội. Đó là Nghị quyết số 04-NQ/TU về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh, xúc tiến và thu hút đầu tư giai đoạn 2021-2025; Nghị quyết số 05/NQ-TU về xây dựng, phát triển kinh tế ven biển tỉnh Nam Định giai đoạn 2021-2025 và những năm tiếp theo; Nghị quyết số 06/NQ-TU về xây dựng NTM nâng cao, kiểu mẫu giai đoạn 2021-2025; Nghị quyết số 07/NQ-TU về tập trung xây dựng và phát triển thành phố Nam Định giai đoạn 2021-2025; Nghị quyết chuyên đề số 09-NQ/TU, ngày 15-10-2021, về chuyển đổi số tỉnh Nam Định đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Việc tỉnh kịp thời ban hành các nghị quyết, chủ trương phát triển KT-XH địa phương phù hợp với thực tế từng nhiệm kỳ thể hiện rõ tư duy và tầm nhìn về các mục tiêu, khát vọng phát triển tỉnh của đội ngũ lãnh đạo tỉnh. Đồng thời còn thể hiện sự đồng thuận, thống nhất trong cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân một lòng cùng hướng về mục tiêu đưa tỉnh Nam Định ngày càng phát triển nhanh, bền vững.

Điểm nhấn trong quá trình hiện thực hoá khát vọng đổi mới, phát triển tỉnh là sự sáng tạo trong huy động hiệu quả các nguồn lực cho đầu tư trong bối cảnh nguồn ngân sách Nhà nước hạn hẹp. Nhờ nắm bắt đúng tâm nguyện người dân, chọn đúng khâu đột phá với cách làm sáng tạo, tỉnh đã huy động hiệu quả các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới (NTM). Vì vậy, dù với điểm xuất phát thấp, ngân sách “khiêm tốn”, Nam Định là một trong hai tỉnh dẫn đầu cả nước sớm hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM giai đoạn 2010-2019 để chuyển sang xây dựng NTM nâng cao, kiểu mẫu.

Phát huy nội lực trong xây dựng nông thôn mới

Triển khai chương trình xây dựng NTM từ năm 2010, trong bối cảnh không thể "mạnh tay" chi bởi ngân sách hạn hẹp; hầu hết cán bộ cơ sở và người dân ban đầu đều nhận thức đây là một chương trình mục tiêu lớn và sẽ được Nhà nước đầu tư, người dân nông thôn chỉ việc… thụ hưởng(!). Bám sát phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân giám sát và hưởng thụ”. Cụ thể, nguồn lực xây dựng NTM phải từ khai thác nội lực, người dân đóng vai trò chủ thể, chủ động, trực tiếp đóng góp công sức, trí tuệ để thực hiện, Nhà nước chỉ định hướng, xây dựng tiêu chí đánh giá và hỗ trợ một phần để thực hiện. Nguồn lực Nhà nước chỉ đóng vai trò "đòn bẩy" khích lệ, và tập trung cho những công trình quy mô, ảnh hưởng lớn. Trên quan điểm này, dù “nghèo” nhưng tỉnh đã quyết định hỗ trợ mỗi xã xây dựng NTM 8 tỷ đồng, xã chọn làm điểm được hỗ trợ nhỉnh hơn; đồng thời tạo cơ chế cho cấp xã được giữ lại phần lớn nguồn thu từ đấu giá cấp quyền sử dụng đất trên địa bàn để phục vụ xây dựng NTM. Cùng với đó cấp uỷ, chính quyền các cấp phát động sâu rộng phong trào thi đua “chung tay xây dựng NTM” nhằm động viên các tầng lớp nhân dân tham gia vào sự nghiệp lớn xây dựng, phát triển nông thôn.

Thực hiện phương châm "dĩ bất biến, ứng vạn biến", từng địa phương đưa ra các lộ trình cụ thể, việc dễ làm trước, việc khó làm sau, tạo phong trào thi đua giữa các gia đình, các thôn, xóm, thi đua giữa các xã, thị trấn, làm từ nhà ra đồng, từ xóm đến xã. Những kết quả bước đầu trong xây dựng NTM được phổ biến lan tỏa, có sức khích lệ to lớn đối với các cộng đồng thôn, xóm, xã. Nhân dân nông thôn đều cảm nhận sâu sắc về giá trị, sự đổi thay to lớn của công cuộc xây dựng NTM mà chính bản thân, gia đình mình tham gia thực hiện và được thụ hưởng.

Trong giai đoạn 2010-2019, tổng các nguồn vốn huy động cho xây dựng nông thôn mới của tỉnh đạt gần 22 nghìn tỷ đồng, trong đó ngân sách nhà nước chỉ chiếm khoảng 26%, còn lại là các nguồn vốn huy động từ doanh nghiệp, cộng đồng dân cư và các nguồn vốn hợp pháp khác.

Bằng cách đó, trong giai đoạn 2010-2019, tổng các nguồn vốn huy động cho xây dựng NTM của tỉnh đạt gần 22 nghìn tỷ đồng, trong đó ngân sách Nhà nước chỉ chiếm khoảng 26%, còn lại là các nguồn vốn huy động từ doanh nghiệp, cộng đồng dân cư và các nguồn vốn hợp pháp khác. Ngoài ra, toàn tỉnh đã đồng lòng quyết tâm tiếp tục triển khai nâng chất NTM, xác định xây dựng NTM là nhiệm vụ có bắt đầu nhưng không có điểm dừng, tiếp tục chuyển sang xây dựng NTM nâng cao, kiểu mẫu. Thậm chí từ năm 2021 đến nay, dù gặp rất nhiều trở ngại do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, suy thoái kinh tế toàn cầu, người dân và doanh nghiệp đều khó khăn… nhưng Chương trình xây dựng NTM nâng cao, kiểu mẫu giai đoạn 2021-2025 của tỉnh tiếp tục nhận được sự đồng thuận, ủng hộ thực hiện. Trong 2 năm (2021-2022), tổng số vốn huy động thực hiện Chương trình xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu ước đạt 20.168 tỷ đồng, trong đó: Vốn ngân sách Trung ương chiếm 1,2%; ngân sách địa phương chiếm 6%; còn lại là vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án khác, vốn tín dụng và vốn doanh nghiệp, hợp tác xã và huy động cộng đồng.

Có thể kể hàng loạt “khâu khó, việc khó” đã được tỉnh triển khai thực hiện thành công, tạo đột phá cho toàn chương trình. Đó là công tác “dồn điền, đổi thửa”, đã dồn gọn được quỹ đất công ích theo quy hoạch xây dựng NTM và hình thành được các cánh đồng lớn liền vùng, liền thửa, thuận lợi cho tổ chức sản xuất theo phương thức hàng hoá, tạo được nguồn nguyên liệu, sản phẩm số lượng lớn, chất lượng đồng đều, có kiểm soát, đạt yêu cầu xuất khẩu hay tham gia vào các chuỗi phân phối hiện đại. Thông qua “dồn điền, đổi thửa”, người dân tự nguyện hiến, góp hàng nghìn héc-ta đất nông nghiệp, thổ cư để kiến thiết lại đồng ruộng, đáp ứng yêu cầu đưa máy móc vào để cơ giới hóa sản xuất; chỉnh trang khu dân cư, phát triển các công trình phúc lợi phục vụ cộng đồng. Hạ tầng kỹ thuật diện mạo nông thôn đổi thay rõ rệt theo hướng văn minh, hiện đại. 100% số xã, thị trấn có các nhà đầu tư đã và đang xây dựng các nhà máy nước sạch; 100% số xã, thị trấn đều có lò đốt rác sinh hoạt. Nnhiều khu dân cư nông thôn "Nhà có số, phố có tên, đường có điện, có hoa sáng - xanh - sạch - đẹp, sông không rác"; cán bộ chuyên cần, nhân dân đồng thuận, đời sống người dân nông thôn đã được nâng lên về chất, dần thu hẹp khoảng cách với thành thị, thực sự là những miền quê đáng mơ ước.

Cùng với đó, các hộ nông dân, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh dịch vụ, ngành nghề; kinh tế nông nghiệp, nông thôn chuyển dịch tích cực theo hướng sản xuất hàng hóa với quy mô, trình độ, hiệu quả cao hơn với mô hình "cánh đồng lớn" có bao tiêu sản phẩm, sản xuất theo chuỗi giá trị. Chăn nuôi quy mô trang trại, gia trại, an toàn dịch bệnh, theo chuẩn VietGAHP ngày càng phát triển. Nuôi trồng thủy sản chuyển mạnh từ quảng canh và quảng canh cải tiến sang nuôi thâm canh và siêu thâm canh mật độ cao, áp dụng quy trình nuôi tiêu chuẩn VietGAP. Thu nhập thực tế của người dân ở nông thôn năm 2022 bình quân đạt 65 triệu đồng/người; mức sống được cải thiện đáng kể, thu hẹp khoảng cách thu nhập giữa nông thôn và thành thị. Mô hình, cách làm NTM Nam Định đã được nhiều địa phương trong cả nước tới tham quan, học tập.

Đến cuối tháng 9-2023, toàn tỉnh có 189/204 (92,65%) xã, thị trấn đạt chuẩn NTM nâng cao (vượt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX); 19 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu, trong đó xã Giao Phong (Giao Thuỷ) là 1 trong 9 xã của cả nước được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chọn để thực hiện thí điểm mô hình xã NTM thông minh;...

Lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư

Để bảo đảm nguồn lực đầu tư xây dựng hạ tầng phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh đặc biệt chú trọng khuyến khích các địa phương, đơn vị có các biện pháp nuôi dưỡng nguồn thu, tích cực đôn đốc, thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các khoản thu ngân sách Nhà nước. Thu ngân sách trên địa bàn cũng tăng lên cùng với sự phát triển của nền kinh tế. Tính chung giai đoạn 1997-2021, tổng thu đạt 52.419 tỷ đồng, bình quân tăng 16,9%/năm; Giai đoạn 2021-2023 tổng thu ngân sách từ kinh tế trên địa bàn ước đạt 25.131 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân 16,3%/năm. Nguồn thu gia tăng kết hợp với thực hiện nghiêm việc triệt để tiết kiệm trong chi tiêu hành chính để tăng nguồn cho đầu tư phát triển.

Chia sẻ về những bước đi, cách làm sáng tạo của tỉnh trong đầu tư phát triển hạ tầng chiến lược, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Đình Nghị cho biết: “Trong bối cảnh ngân sách Nhà nước gặp nhiều khó khăn, Ban TVTU đã chỉ đạo UBND tỉnh xây dựng, ban hành cơ chế đầu tư các khu đô thị, khu dân cư tập trung nông thôn để tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất nhằm huy động hiệu quả hơn nguồn lực từ quỹ đất, tăng cường nguồn vốn cho đầu tư công". Giải pháp đột phá này vừa đáp ứng nhu cầu nhà ở cho người dân, phát triển thị trường bất động sản, thúc đẩy quá trình đô thị hóa nông thôn, thu hút đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật, vừa huy động được một nguồn vốn đáng kể từ xã hội. Hết năm 2020, toàn tỉnh đã triển khai được trên 70 dự án đầu tư khu đô thị, khu dân cư tập trung nông thôn. Từ năm 2021 đến nay, toàn tỉnh đã và đang triển khai 113 dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, khu dân cư tập trung nông thôn; số tiền đã thu được từ nguồn đấu giá quyền sử dụng đất hàng năm đạt gần 4.000 tỷ đồng. Từ nguồn vốn này, tỉnh đã phân cấp cho các huyện, thành phố để tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, xây dựng NTM và các công trình dự án khác. Ngoài ra còn lồng ghép tranh thủ các nguồn vốn từ các chương trình mục tiêu khác, sự hỗ trợ của Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương, các nhà tài trợ để đầu tư hoàn thành nhiều công trình lớn, có ý nghĩa quan trọng thúc đẩy kinh tế - xã hội của địa phương.

Nguồn vốn ngân sách Nhà nước được sử dụng đảm bảo nguyên tắc không đầu tư dàn trải, phân tán, thiếu đồng bộ, theo phương châm “lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư”; ưu tiên bố trí vốn để đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển sản xuất, thu hút đầu tư, nhất là các công trình giao thông, khu công nghiệp có quy mô mang tính đột phá, tạo đòn bẩy kích thích, khơi thông nguồn lực đầu tư từ các thành phần kinh tế khác vào đa dạng các lĩnh vực, nhất là phát triển sản xuất công nghiệp.

Nhờ những giải pháp thiết thực này, công tác huy động nguồn lực đầu tư của tỉnh đạt nhiều kết quả tích cực; quy mô vốn đầu tư thực hiện tăng nhanh qua các năm. Tính chung trong 25 năm tái lập (1997-2021) tổng vốn đầu tư tỉnh thực hiện đạt 331.587 tỷ đồng; riêng 3 năm 2021-2023, tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trên địa bàn tỉnh ước đạt 144.106 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân 12,4%/năm. Trong đó vốn ngoài Nhà nước chiếm 71,9%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm 8,5% và tăng bình quân 13,4%.

"Cái khó ló cái khôn", bằng sự sáng tạo trong cách làm, khó khăn của tỉnh về nguồn lực tài chính cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đã từng bước được tháo gỡ. Một cuộc chu chuyển vốn ngoạn mục từ người dân, doanh nghiệp, con em quê hương ở tỉnh ngoài, nước ngoài và doanh nghiệp chảy về địa bàn nông thôn, đầu tư cho phát triển toàn diện "nông nghiệp, nông dân, nông thôn" đã diễn ra thành công. Đúng như đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nêu: "Nhất hô bá ứng”, “Trên dưới đồng lòng, dọc ngang thông suốt"; nhờ đó mà các khâu khó, việc khó đã được tháo gỡ, thực hiện thành công sự nghiệp lớn, quan trọng trong quá trình phát triển của tỉnh.

Không đầu tư dàn trải tránh để nguồn lực ít lại bị phân tán; ưu tiên đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng chiến lược phục vụ phát triển kinh tế - xã hội là chủ trương của tỉnh trong điều kiện ngân sách còn khó khăn mà mục tiêu đặt ra lớn. Chú trọng đầu tư hạ tầng các khu công nghiệp (KCN); phát triển giao thông huyết mạch, kết nối liên thông đến các vùng kinh tế trọng điểm của khu vực, của quốc gia… để khắc phục điểm nghẽn, tạo ra lợi thế mới trong thu hút đầu tư.

Giao thông “đi trước mở đường”

Hạ tầng giao thông trước đây vốn là một trong những "điểm nghẽn" cơ bản hạn chế sự phát triển của tỉnh. Với vị trí địa lý sẵn có, nếu giao thông không được đầu tư đủ năng lực kết nối liên hoàn với hệ thống đường quốc gia, khu vực thì mọi tiềm năng lợi thế sẽ "ngủ yên".  Mấy năm trước, Phó Chủ tịch UBND huyện ven biển Giao Thủy Cao Thành Nam từng bộc bạch trăn trở với các phóng viên: Huyện có Vườn quốc gia Xuân Thủy được đánh giá đầy tiềm năng khai thác, phát triển kinh tế, từ du lịch trải nghiệm, sinh thái đến kinh tế thủy sản… Chúng tôi biết một số nơi có rừng ngập mặn như thế này họ khai thác làm kinh tế rất tốt. Nhưng ở đây "lực bất tòng tâm" bởi hạ tầng trong khu Vườn quốc gia nói riêng, các điều kiện hạ tầng trên địa bàn, đặc biệt là giao thông còn nhiều bất cập.

Không khơi thông được về giao thông, chi phí của nhà đầu tư sẽ đội lên rất lớn bởi thời gian vận chuyển, kho bãi,... nên khó lôi kéo, thu hút đầu tư. Bởi vậy giao thông là lĩnh vực được tỉnh ưu tiên, chú trọng đầu tư sớm hơn cả hạ tầng các KCN. Giai đoạn 1997-2021, tỉnh đã được đầu tư, hoàn thành các công trình giao thông lớn, đảm bảo tính thông suốt. Từ những công trình ban đầu như Quốc lộ 10, 21, cầu Tân Đệ, đường tỉnh 490C đến cầu Tân Phong vượt qua sông Đào, cầu Thịnh Long, đường 51B Lạc Quần - Quất Lâm, tuyến đường bộ mới đoạn Mỹ Lộc - Phủ Lý, tuyến đường bộ mới nối Quốc lộ 10 với Quốc lộ 21, các tỉnh lộ 490C, 488, 486B, 487, 489C... Trong quá trình xây dựng nông thôn mới (NTM), giao thông nông thôn, giao thông nội đồng ở các vùng nông thôn của tỉnh được cải thiện mạnh mẽ, đảm bảo kết nối liên hoàn với giao thông của tỉnh và khu vực; khắc phục tình trạng "thắt cổ chai" khi từ đường nông thôn ra đường chính. Nhờ đó, năng lực vận tải nâng lên, số lượng phương tiện và tải trọng đều tăng. Tuy nhiên chỉ phát triển giao thông nội tỉnh thôi chưa đủ. Nam Định cần quan tâm đầu tư vào các công trình giao thông mang tính liên kết vùng (giao thông đối ngoại) để mở ra không gian phát triển mới. Đó là ý kiến chỉ đạo mang tính định hướng của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trong lần về làm việc với tỉnh Nam Định gần đây.

Theo đó từ đầu nhiệm kỳ 2020-2025 đến nay, tỉnh đã hoàn thành xây dựng và triển khai đầu tư hàng loạt các tuyến đường giao thông chiến lược đảm bảo kết nối liên thông đến các vùng kinh tế trọng điểm của khu vực, có khả năng khơi thông nguồn lực từ các thành phần kinh tế, nhất là phát triển sản xuất công nghiệp. Trong đó, đường bộ đã hoàn thành, đưa vào sử dụng các dự án: Đường trục phát triển nối vùng kinh tế biển tỉnh với đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình (giai đoạn I), các tỉnh lộ 487B, 488C, cụm công trình kênh nối Đáy - Ninh Cơ. Đang tiếp tục đôn đốc đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án: Tuyến đường bộ ven biển đoạn qua tỉnh; các tỉnh lộ 488B, 485B; khởi công và triển khai thi công giai đoạn II dự án xây dựng tuyến đường trục phát triển nối vùng kinh tế biển tỉnh với đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình; tuyến đường bộ mới Nam Định - Lạc Quần - Đường bộ ven biển (tỉnh lộ 484); đường trục phía nam thành phố Nam Định (đoạn từ đường Vũ Hữu Lợi đến Quốc lộ 21B); cầu lớn thứ 4 vượt sông Đào, nối nội thành Nam Định với vùng kinh tế động lực ven biển. Ngay trong cuối tháng 9-2023, thêm một cây cầu lớn vượt sông Đáy, nằm trên tuyến đường bộ cao tốc Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình - Hải Phòng nối hai tỉnh Ninh Bình và Nam Định được triển khai thi công.

Hạ tầng giao thông phát triển giúp các địa phương trong tỉnh đều gia tăng sức hấp dẫn trong thu hút đầu tư. Tháng 9-2020, tuyến đường bộ ven biển đoạn qua tỉnh dài 65,58km, đi qua 24 xã, thị trấn thuộc ba huyện Giao Thủy, Hải Hậu, Nghĩa Hưng với tổng mức đầu tư 2.655 tỷ đồng được khởi công tại khu vực xã Giao An. Trục giao thông này khi hoàn thành sẽ kết nối thuận tiện với các địa phương trong và ngoài tỉnh bằng tuyến đường bộ mới Nam Định - Lạc Quần - Đường bộ ven biển. Đồng chí Doãn Quang Hùng, Chủ tịch UBND huyện Giao Thủy phấn khởi chia sẻ: "Dự án này giúp Giao Thủy lập tức thay đổi về vị thế địa kinh tế, từ vị trí đường “cụt” trước kia huyện lập tức được xoay chuyển vị trí trở thành điểm đầu nhập tuyến đường bộ ven biển kết nối trực tiếp với các vùng kinh tế lớn, trọng điểm năng động như Quảng Ninh, Hải Phòng”. Từ địa bàn "đuối" trong thu hút đầu tư, công nghiệp chậm phát triển do “điểm nghẽn” về giao thông, huyện trở thành địa phương có sức hút nhất của tỉnh. Nhiều nhà đầu tư, bao gồm các tập đoàn lớn như Công ty Liên doanh TNHH KCN Việt Nam - Singapore (VSIP), SunGroup, VinGroup... đã xúc tiến tìm hiểu, dự định phương án đầu tư sản xuất, kinh doanh tại Giao Thuỷ. “Trong đó, nhà đầu tư VSIP chỉ quyết định ký biên bản ghi nhớ hợp tác đầu tư các KCN và dự án phát triển đô thị - dịch vụ tại đây sau khi xác nhận tỉnh có được đầu tư tuyến đường bộ ven biển này" - Chủ tịch UBND huyện Doãn Quang Hùng cho biết thêm.

Cùng với đường bộ, cuối tháng 7-2023 dự án kênh nối Đáy - Ninh Cơ thuộc địa bàn huyện Nghĩa Hưng có giá trị 2.300 tỷ đồng cũng đã được đưa vào vận hành, phát huy cao nhất hiệu quả đầu tư cụm công trình cải tạo luồng qua cửa Lạch Giang (Hải Hậu) đã được đầu tư, hoàn thành và đưa vào sử dụng từ năm 2016. Công trình chính của dự án là âu tàu vận hành tương tự như kênh đào nổi tiếng thế giới Panama, có quy mô lớn nhất được xây dựng tại Việt Nam hiện nay. Công trình đã kết nối tuyến vận tải thủy ven biển phía Bắc với các cảng thủy trên sông Đáy khu vực Nam Định, Ninh Bình qua cửa biển Lạch Giang; tàu chở container tải trọng 2.000 tấn đầy tải và 3.000 tấn giảm tải có thể đi qua, thay vì phải đi vòng ra cảng Hải Phòng và di chuyển tiếp bằng đường bộ như trước kia; giúp rút ngắn về thời gian 5 tiếng trong hành trình di chuyển từ các tỉnh ven biển đến Ninh Bình và ngược lại so với trước kia. Luồng đường thủy này có vai trò "cú huých" lớn với kinh tế biển, trong đó có vận tải biển tại khu vực Nam Định nói riêng và vùng kinh tế đồng bằng Bắc Bộ khởi sắc với dự báo sản lượng hàng hoá vận chuyển sắp tới sẽ tăng nhanh khi tỉnh đang đón làn sóng đầu tư lớn với loạt doanh nghiệp, dự án FDI.

Đất lành đón “đại bàng” về “làm tổ”

Giai đoạn trước đây, Nam Định đã để "tuột" mất nhiều nhà đầu tư do không có sẵn mặt bằng đủ lớn theo nhu cầu của dự án, hoặc mặt bằng còn “xôi đỗ” khiến nhà đầu tư e ngại lựa chọn dừng chân. Quyết tâm không để “mất điểm” cạnh tranh vì những lý do đó, việc đầu tư các KCN lớn, sẵn mặt bằng sạch cho nhà đầu tư lựa chọn là một nhiệm vụ được tỉnh quyết liệt chỉ đạo.

Bảo Minh (Vụ Bản) không phải là KCN đầu tiên của tỉnh nhưng là KCN đầu tiên đầu tư bằng nguồn vốn ngoài ngân sách Nhà nước, do doanh nghiệp thực hiện theo Quyết định số 1107 ngày 21-8-2006 của Thủ tướng Chính phủ. Do vậy, quá trình triển khai dự án ban đầu, nhất là công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) khá phức tạp. Đồng chí Trần Anh Dũng, Ủy viên Ban TVTU, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh nhớ lại: “Xác định được tầm quan trọng của dự án đối với việc phát triển kinh tế - xã hội địa phương nên tỉnh kiên trì tập trung chỉ đạo, thực hiện đồng bộ các giải pháp vừa linh hoạt, mềm dẻo, vừa kiên quyết, trong đó đặc biệt chú ý bảo đảm lợi ích cho người dân nên đã hoàn thành công tác GPMB, xây dựng thành công KCN Bảo Minh đưa vào khai thác đúng tiến độ”.

Sau khi có mặt bằng, KCN Bảo Minh đã được xây dựng trở thành một KCN sinh thái kiểu mẫu, xếp trong top đầu các KCN phía Bắc; được tổ chức quốc tế TUV Nord cấp chứng chỉ đạt tiêu chuẩn quốc tế về quản lý hạ tầng và bảo vệ môi trường ISO 9001:2015 và ISO 14001:2015; được chứng nhận là “KCN tiêu biểu năm 2022”. Bởi vậy, sớm thu hút được các nhà đầu tư thứ cấp lấp đầy 100% diện tích (giai đoạn một) ngay sau khi đưa vào khai thác. KCN đã mang đến hàng vạn việc làm, thu nhập ổn định và cơ hội phát triển cho người dân nông thôn ở địa bàn sở tại, góp phần giải quyết các tiêu chí về cơ cấu lao động, việc làm, thu nhập trong xây dựng NTM.

 "Đầu xuôi, đuôi lọt". Từ thành công trong phương thức đầu tư KCN Bảo Minh, tỉnh đã rút ra những bài học kinh nghiệm quý để tiếp tục thực hiện chủ trương, quyết sách lớn “soi đường, chỉ hướng” cho công tác GPMB, hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh.

Không chỉ ở huyện Vụ Bản mà việc GPMB để đầu tư các khu, cụm công nghiệp (CCN) cũng như các dự án phát triển ở các địa phương khác cũng có được hiệu ứng tích cực, gần đây nhất là KCN Mỹ Thuận. Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Đình Nghị phấn khởi đánh giá: "Trong công tác GPMB cho các dự án đầu tư ngoài ngân sách Nhà nước từ trước đến nay trên địa bàn tỉnh, chưa có dự án nào lại thuận lợi trong GPMB như dự án đầu tư xây dựng hạ tầng KCN Mỹ Thuận". Dự án này mới được khởi công xây dựng hạ tầng cuối năm 2021 với diện tích 158,48ha với định hướng trở thành KCN đa ngành sử dụng công nghệ cao, hiện đại phù hợp quy chuẩn quốc tế, thân thiện với môi trường. Nhờ có sẵn mặt bằng sạch, KCN Mỹ Thuận nhanh chóng thu hút được các doanh nghiệp nước ngoài có thương hiệu, quy mô lớn, công nghệ cao quyết định lựa chọn là địa điểm đầu tư dự án sản xuất như là: Tập đoàn Quanta Computer Inc, Tập đoàn JiaWei (Đài Loan), Công ty Sunrise Material (Singapore). Tại huyện Nghĩa Hưng, Tập đoàn Xuân Thiện đã đầu tư loạt dự án sản xuất thép xanh trị giá gần 100 nghìn tỷ đồng; trong đó, đã khởi công dự án Nhà máy sản xuất cấu kiện bê tông đúc sẵn thuộc tổ hợp thép xanh Xuân Thiện Nam Định giá trị̣ đầu tư 900 tỷ đồng... Cùng với các KCN, giai đoạn 1997-2021 toàn tỉnh có 20 CCN ở các huyện, thành phố Nam Định đã đi vào hoạt động. Các CCN đã góp phần đắc lực thu hút đầu tư cả trong và ngoài nước về địa bàn nông thôn, tạo những đột phá trong phát triển "tam nông".

Mục tiêu thu hút các nhà đầu tư có năng lực, đầu tư các dự án với nguồn vốn lớn, công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường, tạo nguồn thu ngân sách lớn, ổn định lâu dài, có khả năng tạo đột phá về phát triển kinh tế của tỉnh, thực hiện chức năng trung tâm công nghiệp của vùng đang từng bước hiện thực hóa. Những dự án nghìn tỷ đồng được ký kết mang đến kỳ vọng về sự đổi thay trên mảnh đất Thiên Trường, từng bước tạo lập vị thế trung tâm vùng Nam đồng bằng sông Hồng theo tinh thần Nghị quyết 54-NQ/TW của Bộ Chính trị.

Bước vào nhiệm kỳ 2020-2025, Đảng bộ tỉnh đã lựa chọn vùng kinh tế biển (KTB) (gồm 3 huyện ven biển Giao Thủy, Hải Hậu, Nghĩa Hưng) và thành phố Nam Định để ưu tiên đầu tư xây dựng, phát triển thành các vùng kinh tế động lực, làm "đòn bẩy" thúc đẩy sự phát triển kinh tế toàn tỉnh. Các ngành, các địa phương, cả hệ thống chính trị quyết tâm, đồng lòng thực hiện các giải pháp để xây dựng các vùng kinh tế động lực trở thành các "đầu tàu" tăng trưởng.

Tạo động lực từ cơ chế

Nghị quyết chuyên đề số 05/NQ-TU về xây dựng, phát triển kinh tế ven biển tỉnh Nam Định giai đoạn 2021-2025 và những năm tiếp theo; Nghị quyết số 07/NQ-TU về tập trung xây dựng và phát triển thành phố Nam Định giai đoạn 2021-2025, tỉnh xác định dồn lực để: Xây dựng vùng kinh tế ven biển trở thành vùng kinh tế động lực, có bước phát triển nhanh, bền vững; phấn đấu đến năm 2030, vùng kinh tế ven biển là cực tăng trưởng phía nam tỉnh, đóng góp quan trọng để hoàn thành mục tiêu Nam Định trở thành tỉnh phát triển khá của cả nước; Xây dựng, phát triển thành phố Nam Định cơ bản đạt một số chức năng trung tâm vùng Nam đồng bằng sông Hồng (ĐBSH).

Tỉnh đã tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ lập quy hoạch kinh tế - xã hội tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 với yêu cầu tích hợp đồng bộ quy hoạch không gian; quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và các quy hoạch chuyên ngành liên quan đến vùng KTB và thành phố Nam Định. Riêng tại vùng KTB đã tập trung xây dựng: Quy hoạch xây dựng vùng liên huyện Nghĩa Hưng - Ý Yên và vùng liên huyện huyện Hải Hậu - Giao Thuỷ đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050. Bổ sung quy hoạch 1 bến cảng hàng lỏng tại thị trấn Thịnh Long (Hải Hậu) vào Quy hoạch chi tiết Nhóm cảng biển số 1; đang đề xuất Bộ Giao thông Vận tải bổ sung bến cảng chuyên dùng Xuân Thiện vào Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Tỉnh đang khẩn trương hoàn thiện Đề án thành lập Khu kinh tế Ninh Cơ theo định hướng xây dựng, phát triển thành trung tâm kinh tế lớn trong giao thương quốc tế về công nghiệp, thương mại, du lịch và cảng biển của vùng Nam ĐBSH; đồng thời tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội của các huyện Nghĩa Hưng, Hải Hậu; dự kiến hoàn thành trình Chính phủ phê duyệt trong năm 2023, làm cơ sở kêu gọi và thu hút đầu tư.

Đối với thành phố Nam Định, tỉnh ban hành một số cơ chế, chính sách đặc thù phục vụ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Trong các năm 2021, 2022 nguồn thu từ sử dụng đất các khu đô thị, khu (điểm) dân cư tập trung, khu tái định cư của thành phố được điều tiết cấp lại 100% cho các dự án trên địa bàn. Ngoài ra, UBND tỉnh đã quyết định phân cấp quản lý cho các huyện và thành phố trong một số lĩnh vực như: Quản lý đầu tư xây dựng, đất đai, kiến trúc đô thị, công tác tổ chức bộ máy và cán bộ, điều hành ngân sách, giá đất cụ thể, tạo điều kiện cho thành phố và các huyện chủ động, linh hoạt trong triển khai các nhiệm vụ công tác.

Tỉnh cũng ưu tiên bố trí vốn đầu tư cho các công trình, dự án hạ tầng kinh tế - xã hội, tuyến giao thông trọng điểm, huyết mạch, kết nối tỉnh liên thông đến các vùng kinh tế trọng điểm của khu vực và quốc gia, nhằm kích thích thu hút đầu tư vào đa dạng các lĩnh vực, thúc đẩy phát triển các vùng kinh tế động lực. Có thể kể đến các dự án được bố trí từ nguồn vốn này đã được triển khai hiệu quả như: Cụm công trình cải tạo, chỉnh trị cửa Lạch Giang và kênh đào nối sông Đáy và Ninh Cơ; tuyến đường bộ mới nối Quốc lộ 10 với Quốc lộ 21 và cầu Tân Phong vượt sông Đào; đường dẫn và cầu Thịnh Long vượt sông Ninh Cơ; giai đoạn 1 tuyến đường trục phát triển kết nối vùng KTB tỉnh với đường cao tốc Cầu Giẽ  - Ninh Bình; tuyến đường bộ ven biển đoạn qua tỉnh... Bên cạnh đó, đối với vùng KTB, để đảm bảo ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống rủi ro thiên tai, tỉnh chú trọng đề xuất Trung ương và ưu tiên bố trí nguồn lực của địa phương để nâng cấp hệ thống đê biển. Đến nay, đã củng cố, nâng cấp được 72,3km đê biển và 61,8km kè bãi biển.

Trong định hướng phát triển các địa phương ven biển và thành phố Nam Định, tỉnh đã xác định ưu tiên thực hiện các chương trình, dự án có quy mô, tầm cỡ, vừa thúc đẩy sự phát triển nhanh và mạnh của vùng kinh tế động lực, vừa đảm bảo giá trị liên kết; thúc đẩy các địa phương trong tỉnh phát triển và liên kết tới các tỉnh lân cận, các vùng kinh tế trọng điểm trong nước. Đồng chí Nguyễn Anh Tuấn, Ủy viên Ban TVTU, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố cho biết: "Hướng đến mục tiêu xây dựng thành phố Nam Định cơ bản đạt một số chức năng trung tâm vùng Nam ĐBSH, thành phố đã dồn tối đa nguồn lực cho đầu tư nâng cấp đô thị, cải tạo cảnh quan nội đô và xây dựng các công trình có vai trò chiến lược, tạo hiệu ứng thu hút đầu tư, phát triển kinh tế, nhất là các lĩnh vực thương mại, dịch vụ, du lịch. Riêng giai đoạn 2015-2020, thành phố đã huy động hơn 43 nghìn tỷ đồng từ nguồn xã hội hóa để xây dựng, chỉnh trang đô thị, nhất là hệ thống giao thông qua thành phố rất thuận tiện".

Hình thành rõ nét các vùng kinh tế “đầu tàu”

Các địa phương vùng KTB cũng đặc biệt quan tâm phát triển các công trình hạ tầng trọng điểm mang tính kết nối, liên vùng phục vụ phát triển sản xuất, kinh doanh; xây dựng, cải tạo các khu đô thị theo hướng đồng bộ, văn minh, hiện đại góp phần cải thiện vị thế địa kinh tế. Trong đó, diện mạo đô thị các huyện vùng KTB có nhiều khởi sắc do đã được ưu tiên bố trí nguồn lực, từng bước mở rộng không gian đô thị; chất lượng kiến trúc, cảnh quan nông thôn được nâng lên, không gian tự nhiên được bảo vệ.

Đang dần hình thành không gian phát triển mới theo hướng liên kết khu vực biển như: Đô thị Rạng Đông, Thịnh Long - Khu công nghiệp (KCN) Dệt may Rạng Đông - Khu chức năng phía nam đô thị Rạng Đông để phát triển đa ngành, đa lĩnh vực, trong đó chuyên sâu về: Phát triển công nghiệp, thương mại hỗn hợp, du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch thể thao, văn hoá, giải trí. Xây dựng và phát triển các đô thị ven biển (Thịnh Long, Quất Lâm, Rạng Đông), trong đó định hướng xây dựng khu đô thị Thịnh Long - Rạng Đông trở thành thành phố trung tâm phía tây nam của tỉnh với chức năng phát triển thương mại, dịch vụ và du lịch. Tại 3 huyện ven biển hiện đã có KCN Dệt may Rạng Đông và 4 cụm công nghiệp (CCN) địa phương đi vào hoạt động gồm Hải Phương, Hải Minh, Thịnh Long (Hải Hậu) và Nghĩa Sơn (Nghĩa Hưng) với tổng diện tích 52,8ha; 3 CCN mới thành lập gồm Thịnh Lâm 22ha, Giao Thiện 50ha (Giao Thủy) và Hải Vân 10,7ha (Hải Hậu) nhằm tạo quỹ đất thu hút đầu tư phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo. Đặc biệt, trên địa bàn các xã ven biển huyện Nghĩa Hưng, đã thu hút được Tổ hợp dự án thép xanh của nhà đầu tư Xuân Thiện với giá trị đăng ký đầu tư gần 100 nghìn tỷ đồng.

Thành phố Nam Định đã phát triển nhanh hạ tầng đô thị, đạt tỷ lệ đô thị hóa 90%, tiêu biểu cho diện mạo đô thị của tỉnh với hàng loạt công trình tạo điểm nhấn về cảnh quan, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, du lịch, dịch vụ như: Quảng trường Hòa Bình, Khu đô thị Dệt may Nam Định, khu tòa nhà Nam Định Tower, Khu trung tâm lễ hội thuộc Khu di tích lịch sử - văn hóa thời Trần; Khách sạn Nam Cường (Khu đô thị Hòa Vượng); Khu đô thị Thống Nhất, Khu đô thị Nam sông Đào; Bệnh viện Đa khoa tỉnh... Hệ thống thương mại dịch vụ trên địa bàn ngày càng hiện đại, đa dạng, thu hút người tiêu dùng với 9 siêu thị đang hoạt động, trong đó có các siêu thị của các tập đoàn, công ty bán lẻ quy mô lớn như siêu thị GO!, Co.op Mart, Nguyễn Kim Mart, Media Mart, HC... Hệ thống cơ sở vật chất giáo dục được tích cực xây dựng đạt chuẩn theo quy định; đã có 5 công trình hạ tầng thể thao đủ tiêu chuẩn phục vụ thi đấu cấp quốc gia, quốc tế và 3 nhà thi đấu đa năng của các trường đại học, cao đẳng. Nguồn thu từ đô thị hóa của thành phố Nam Định chiếm trên 20% trong cơ cấu ngân sách Nhà nước, giữ vai trò quan trọng là động lực chủ yếu đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá kinh tế tỉnh; góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. Một số ngành công nghiệp chủ lực đã khẳng định được vị thế quy mô trung tâm vùng Nam ĐBSH và từng bước vươn lên đứng trong "top" đầu của cả nước như dệt may, cơ khí - điện, dược phẩm, chế biến thực phẩm, đồ uống giữ vững vị thế thương hiệu trên thị trường toàn quốc. Thu nhập bình quân đầu người của thành phố năm 2022 đạt 81,2 triệu đồng, cao nhất toàn tỉnh.

Việc khuyến khích, động viên, hỗ trợ các thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh tại các vùng kinh tế động lực được các ngành, các địa phương chú trọng chỉ đạo và quyết liệt triển khai. Trong đó, thu hút đầu tư vào vùng ven biển đạt kết quả rất tích cực. Từ năm 2021 đến hết tháng 5 năm 2023, đã có 22 dự án được cấp phép mới và điều chỉnh với tổng số vốn đăng ký khoảng 100 nghìn tỷ đồng và gần 17 triệu USD (chiếm khoảng 87% tổng vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh), bao gồm 18 dự án trong nước và 4 dự án FDI. Ngoài Tổ hợp dự án thép Xanh với tổng vốn đăng ký đầu tư 3 tỷ USD của Tập đoàn Xuân Thiện đang triển khai tại huyện Nghĩa Hưng, tại huyện Hải Hậu, Công ty Cổ phần Tập đoàn đầu tư phát triển Trường An đầu tư dự án Tổng kho xăng dầu quy mô 79 nghìn m3...

Sản xuất nông nghiệp tại vùng KTB đã từng bước phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa chất lượng cao, hình thành các chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ và không ngừng nâng cao giá trị thương hiệu, chất lượng các sản phẩm chủ lực là thuỷ sản, rau màu các loại, lúa gạo; hỗ trợ phát triển vùng nuôi ngao sạch liên kết Lenger Farm rộng 500ha trở thành vùng nuôi đầu tiên tại Việt Nam và trên thế giới đạt chứng nhận ASC cho ngao Meretrix Lyrata (chứng nhận nuôi trồng thủy sản bền vững trên toàn thế giới). Năm 2021, Công ty TNHH Thủy sản Lenger Việt Nam (KCN Hòa Xá) đã xuất khẩu container thịt ngao đóng hộp Lenger đầu tiên sang châu Âu với số lượng 200 nghìn hộp. Du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch nghỉ dưỡng từng bước phát triển tại các khu du lịch tắm biển Quất Lâm, Thịnh Long, Rạng Đông, Vườn quốc gia Xuân Thủy, khu bảo tồn chứng tích biến đổi khí hậu Nhà thờ đổ xã Hải Lý... Hàng năm các vùng ven biển đóng góp trên 26% tổng giá trị sản xuất toàn tỉnh; đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng lên rõ rệt, thu nhập bình quân năm 2022 đạt trên 65 triệu đồng/người, cao hơn bình quân chung của tỉnh.

Trong 6 tháng đầu năm 2023, Nam Định tạo bất ngờ khi vượt qua nhiều tỉnh, thành lớn để đứng thứ 3/11 tỉnh, thành phố vùng ĐBSH và thứ 6/63 tỉnh, thành phố cả nước về tốc độ tăng trưởng kinh tế. Cơ cấu kinh tế duy trì theo hướng công nghiệp khi lĩnh vực công nghiệp và xây dựng chiếm 42,01%; khu vực dịch vụ chiếm 34,46%; nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 20,82%,... Đó là thành quả của quá trình kiên trì các giải pháp đúng đắn, sáng tạo đã đề ra trong các nghị quyết, chương trình, kế hoạch hành động của tỉnh.

Môi trường đầu tư thuận lợi là điều kiện tiên quyết để gia tăng sức hấp dẫn đối với doanh nghiệp trong quyết định lựa chọn địa điểm đầu tư. Vấn đề này không thể chỉ dựa vào lợi thế tự nhiên mà yếu tố con người, công tác quản lý, cơ chế chính sách, sự ưu đãi... là hết sức quan trọng. Vì vậy, cùng với các nỗ lực đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật, nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ 2020-2025, để thể hiện quyết tâm đồng hành cùng doanh nghiệp phát triển; xây dựng chính quyền hành động, thân thiện, nền hành chính chuyên nghiệp, tiến bộ, BCH Đảng bộ tỉnh đã ban hành Nghị quyết chuyên đề số 04-NQ/TU ngày 18-6-2021 về đẩy mạnh cải cách hành chính (CCHC), nâng cao năng lực cạnh tranh, xúc tiến đầu tư giai đoạn 2021-2025 nhằm gia tăng lợi thế cạnh tranh, lan tỏa những giá trị lợi ích và thể hiện tối đa thiện chí của tỉnh dành cho nhà đầu tư (NĐT).

Đồng hành, sát cánh cùng doanh nghiệp

Đầu tháng 5-2023, thông tin về việc hoàn tất cấp giấy chứng nhận đầu tư dự án nhà máy sản xuất máy tính của Tập đoàn Quanta Computer Inc,. vốn đầu tư 120 triệu USD được hoàn tất trong 1,5 ngày và chỉ sau 15 ngày ký thỏa thuận phát triển dự án không chỉ được báo chí trong nước hồ hởi loan tin mà còn xuất hiện cả trên báo chí nước ngoài. Tiếp sau đó, liên tục các nhà đầu tư, các dự án lớn quyết định dừng chân "làm tổ" tại Nam Định. Đó là kết quả tất yếu của một quá trình lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, thống nhất "trên dưới đồng lòng" thực hiện đồng bộ các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư, trong đó cải cách hành chính có bước chuyển nổi bật, nhất quán phương châm: coi thành công của nhà đầu tư, doanh nghiệp là thành công của tỉnh.

Liên tiếp trong những năm qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã quyết liệt chỉ đạo công tác cải cách hành chính, coi đây là một trong những trọng tâm cải thiện môi trường đầu tư. UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND ngày 16-7-2021 về đẩy mạnh CCHC, nâng cao năng lực cạnh tranh, xúc tiến và thu hút đầu tư giai đoạn 2021-2025 trong đó nhấn mạnh: coi nhiệm vụ cải thiện môi trường đầu tư là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, tạo đột phá phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Trong các phiên họp UBND tỉnh thường kỳ hàng tháng, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh đều trực tiếp kiểm điểm kết quả thực hiện các nội dung nhiệm vụ liên quan đến cải thiện môi trường đầu tư, công tác CCHC; duy trì gặp mặt, đối thoại định kỳ với các doanh nghiệp trên địa bàn nhằm kịp thời nắm bắt các vấn đề vướng mắc, kiến nghị của doanh nghiệp, bàn giải pháp tháo gỡ, tăng cường gắn kết, chia sẻ, hiểu biết lẫn nhau.

Động thái quyết liệt là tỉnh đã thành lập các Tổ công tác đặc biệt do đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh;  đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh làm Tổ trưởng để kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án đầu tư. Từ tỉnh đến huyện thành lập Ban Chỉ đạo công tác GPMB phục vụ phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2022-2025 do đồng chí Bí thư cấp ủy làm trưởng ban để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất và đảm bảo tiến độ công tác GPMB các công trình trọng điểm.

Các cấp, các ngành được yêu cầu tập trung cải cách thủ tục hành chính (TTHC) gắn với hoàn thiện hạ tầng nền tảng Chính quyền điện tử, xây dựng đô thị thông minh theo hướng cắt giảm, đơn giản hóa ngay những quy định được cho là rào cản gây trở ngại cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, người dân, tạo môi trường thuận lợi, thông thoáng, giảm gánh nặng về thời gian, chi phí t cho doanh nghiệp. Nam Định là một trong 8 địa phương đầu tiên trên toàn quốc hoàn thành việc kết nối Cổng Dịch vụ công trực tuyến của tỉnh với Cổng cung cấp dịch vụ công quốc gia. Toàn tỉnh có 1.716 TTHC được niêm yết công khai trên Hệ thống thông tin giải quyết TTHC; trong đó có 1.248 TTHC, đạt 74%, được cung cấp trực tuyến ở mức độ 2; tỉnh xếp thứ 3 toàn quốc về tỷ lệ hồ sơ TTHC tiếp nhận trực tuyến trên Hệ thống thông tin giải quyết TTHC. Trung tâm Phục vụ hành chính công, Xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp của tỉnh hoạt động hiệu quả, là đầu mối kết nối với 17/17 cơ quan quản lý chuyên môn của tỉnh. 100% đơn vị hành chính cấp huyện và cấp xã thực hiện cơ chế "một cửa", "một cửa liên thông" trong giải quyết TTHC…

Ông Nguyễn Ngọc Giang, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển hạ tầng Rạng Đông, đại diện chủ đầu tư dự án xây dựng, quản lý, khai thác hạ tầng KCN Dệt may Rạng Đông chia sẻ: "Kể từ khi tiếp cận, triển khai đầu tư xây dựng KCN đến nay, các khó khăn vướng mắc về thủ tục hành chính đều được các cấp chính quyền, ngành chức năng của tỉnh  giải quyết kịp thời. Bên cạnh đó, tỉnh còn hỗ trợ tối đa trong tìm kiếm, thu hút nhà đầu tư thứ cấp vào KCN". Ông Giang cũng đánh giá: "Các dự án giao thông trọng điểm kết nối liên vùng là điểm cộng hấp dẫn của môi trường đầu tư ở Nam Định. Trong đó, dự án tuyến đường bộ ven biển đoạn qua các huyện Nghĩa Hưng, Giao Thủy, Hải Hậu đã giúp chúng tôi khai thông được đường dẫn từ KCN đến các cảng biển lân cận, rút ngắn thời gian đi lại tới các địa phương khác, góp phần giải quyết yêu cầu về logistics cho các doanh nghiệp". Ông Nguyễn Huy Hoàng, Tổng Giám đốc Tập đoàn Xuân Thiện thì đánh giá: "Ngay trong quá trình khảo sát đầu tư tại tỉnh, Tập đoàn đã nhận thấy Nam Định là mảnh đất có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế, đặc biệt là các ngành sản xuất công nghiệp, kinh tế biển. Môi trường đầu tư hiện nay của tỉnh đã rất thông thoáng, cởi mở với sự tích cực tạo điều kiện thuận lợi, quan tâm hướng dẫn NĐT".

Ông Huang Chen-Tang, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Quanta computer Inc., doanh nghiệp vừa quyết định đầu tư dự án sản xuất máy tính với tổng vốn đầu tư 120 triệu USD tại Nam Định cho biết: "Sau quá trình khảo sát đánh giá hiện trạng, tiềm năng phát triển tại một số tỉnh trên toàn quốc, đặc biệt là lĩnh vực sản xuất máy tính, Tập đoàn Quanta cảm nhận được sự nhiệt thành, tận tâm hỗ trợ tối đa cho NĐT của lãnh đạo tỉnh, cộng với vị thế địa lý của Nam Định tương đối thuận lợi nên Tập đoàn lựa chọn KCN Mỹ Thuận của Nam Định là địa điểm phát triển dự án sản xuất máy tính, sử dụng công nghệ hiện đại, tạo ra sản phẩm có giá trị gia tăng cao". Ông Tống Kiến Tân, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Sunrise Material (Singapore), doanh nghiệp thuộc "top" 5 doanh nghiệp lớn nhất thế giới trong lĩnh vực sản xuất màng bọc thực phẩm polyme công nghệ cao cũng chia sẻ: "Thực sự cảm kích sự nhiệt tình, quan tâm hỗ trợ NĐT của các đồng chí lãnh đạo tỉnh, các ban, ngành chức năng; đối tác cung ứng hạ tầng cũng rất thân thiện. Mọi TTHC liên quan đến pháp luật NĐT đều có thể thực hiện thuận lợi, nhanh chóng. Vì vậy Công ty đã nhanh chóng quyết định chọn Nam Định để đầu tư dự án sản xuất màng bọc polyme trị giá 100 triệu USD tại KCN Mỹ Thuận".

Đất lành đón những “đại bàng”

Sau hơn hai năm nỗ lực quyết liệt cải thiện môi trường đầu tư theo Nghị quyết 04-NQ/TU, Nam Định ngày càng có thêm nhiều NĐT lớn, quy mô hoạt động toàn cầu lựa chọn là điểm đứng chân để đầu tư các dự án quy mô lớn, công nghệ cao. Từ năm 2021 đến hết tháng 6-2023, tỉnh đã cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mới và điều chỉnh tăng vốn cho 169 dự án (gồm 135 dự án đầu tư trong nước, 34 dự án FDI) với tổng số vốn đăng ký trên 108.007 tỷ đồng và 261,5 triệu USD. Cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho 2.636 doanh nghiệp và 169 chi nhánh, văn phòng đại diện với tổng số vốn đăng ký 41.194 tỷ đồng. Lũy kế đến nay, toàn tỉnh có gần 12 nghìn doanh nghiệp và gần 900 chi nhánh, văn phòng đại diện với tổng số vốn đăng ký 110.886 tỷ đồng.

Riêng năm 2021, kết quả thu hút đầu tư của tỉnh đạt trên 90% mục tiêu tổng vốn thu hút đầu tư cả giai đoạn 2021-2025 theo Nghị quyết 04-NQ/TU, ngày 18-6-2021, của Tỉnh ủy; số vốn đăng ký đầu tư trong nước gấp trên 4,5 lần của cả giai đoạn 2016-2020, lớn nhất từ trước đến nay. Trong đó, tiêu biểu là loạt 3 dự án lớn của Tập đoàn Xuân Thiện đầu tư có tổng mức đầu tư lên tới hơn 98 nghìn tỷ đồng; dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN Mỹ Thuận 1.621 tỷ đồng. Từ đầu năm 2023 đến nay, làn sóng NĐT nước ngoài dồn dập vào nghiên cứu tìm hiểu môi trường và cơ hội đầu tư phát triển tại Nam Định. Trong đó, tỉnh đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác với Công ty Liên doanh TNHH KCN Việt Nam - Singapore (VSIP) về nghiên cứu và đề xuất dự án đầu tư các KCN, đô thị, dịch vụ trên địa bàn tỉnh; ký kết thoả thuận phát triển dự án, cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho Tập đoàn Quanta về đầu tư tại KCN Mỹ Thuận với tổng mức đầu tư 120 triệu USD, đây là dự án lớn, có ý nghĩa quan trọng đối với MTĐT và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tiếp đó là dự án của Tập đoàn JiaWei (Đài Loan); Tập đoàn Sunrise Material (Sinhgapore) muốn đầu tư 100 triệu USD xây dựng nhà máy sản xuất màng bọc polyme công nghệ cao, Hiệp hội Len Australia... Qua các cuộc khảo sát tổng thể cho thấy cộng đồng doanh nghiệp ngày càng đánh giá cao tính năng động, linh hoạt, sáng tạo trong việc giải quyết các vấn đề phát sinh của các cơ quan chính quyền địa phương; tin tưởng cam kết đồng hành, sát cánh hỗ trợ doanh nghiệp của lãnh đạo tỉnh, tạo thuận lợi trong thực thi quy định pháp luật, giảm tối đa “gánh nặng” phát sinh cho doanh nghiệp trong quá trình sản xuất, kinh doanh.

Đồng chí Phạm Đình Nghị, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh cho biết: "Những kết quả kể trên không chỉ đánh dấu bước chuyển mình đáng kể của riêng tỉnh mà còn là điểm nhấn mang tầm quốc gia trong thu hút đầu tư nước ngoài". Việc Tập đoàn Quanta Computer Inc., lựa chọn Nam Định để đầu tư nhà máy thứ 9 trên thế giới là minh chứng cụ thể nhất về sự tin tưởng của các NĐT lớn với môi trường đầu tư của tỉnh; ghi nhận nỗ lực thay đổi để nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh. Kết quả này mở ra kỳ vọng mới cho công tác thu hút đầu tư của tỉnh trong những năm tiếp theo và là cơ sở để Đảng bộ, chính quyền và nhân dân toàn tỉnh phấn đấu, tin tưởng sẽ hoàn thành thắng lợi mục tiêu đến năm 2030 Nam Định là tỉnh phát triển khá của cả nước.

Từng là một "câu hỏi" lớn, là nỗi niềm  trăn trở của các thế hệ cán bộ, những người yêu và biết về mảnh đất Nam Định: Vì sao tỉnh nằm ngay ở trung tâm vùng đồng bằng Sông Hồng, giàu tiềm năng, có nguồn nhân lực chất lượng cao dồi dào nhưng sự phát triển của Nam Định trong một thời gian dài rất “khiêm tốn”(?!) Đến nay, với việc đề ra mục tiêu cụ thể, rõ ràng; chọn đúng khâu, lĩnh vực để đột phá với tinh thần lăn xả quyết liệt, cùng sự đồng lòng, đoàn kết thống nhất trong toàn Đảng, toàn dân; Nam Định đã từng bước tháo được các nút thắt cản trở sự phát triển, khơi luồng cho các tiềm năng được khai phá, phát huy. Với những bài học kinh nghiệm “biến khó thành dễ” trong thời gian qua, có sự đồng thuận “nhất hô bá ứng”, “trên dưới đồng lòng, dọc ngang thông suốt” trong cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở, có quyền hy vọng Nam Định sẽ trỗi dậy, lấy lại vị thế, trở thành một trọng điểm kinh tế ven biển của miền Bắc như niềm mong mỏi của Bác khi về thăm Nam Định cách đây tròn 60 năm.

Tác phẩm đoạt giải khác

Mới nhất

Xem nhiều nhất