Tác phẩm đoạt giải

Cấp ủy doanh nghiệp nhà nước và những quyết nghị xoay chuyển tình thế

Bài 1: Lãnh đạo "biến nguy thành cơ"

 Hơn nửa nhiệm kỳ qua, trong điều kiện có nhiều khó khăn, thách thức, Đảng bộ Khối Doanh nghiệp Trung ương đã nhạy bén, sáng tạo với những chủ trương, quyết sách sát trúng, lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị đạt những kết quả tích cực, khẳng định ngày càng rõ nét vị trí, vai trò chủ đạo của doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Những thành tựu đó kết thành trên nền tảng công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng được tiến hành quyết liệt, đặc biệt là việc chấn chỉnh đội ngũ, củng cố tổ chức và phòng, chống tham nhũng không có vùng cấm, không có ngoại lệ.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gặp mặt 60 bí thư chi bộ xuất sắc tiêu biểu Khối Doanh nghiệp Trung ương năm 2014 _ Ảnh: doanhnghieptrunguong.vn
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gặp mặt 60 bí thư chi bộ xuất sắc tiêu biểu Khối Doanh nghiệp Trung ương năm 2014 _ Ảnh: doanhnghieptrunguong.vn

Từ đầu nhiệm kỳ 2020 - 2025 đến nay, trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới và trong nước còn nhiều khó khăn, diễn biến phức tạp, ảnh hưởng xấu đến hoạt động của doanh nghiệp, Đảng ủy Khối đã lãnh đạo, chỉ đạo, kịp thời có giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh. Thông qua đó, doanh nghiệp nhà nước thể hiện rõ vai trò là một lực lượng vật chất quan trọng của kinh tế nhà nước, là công cụ quan trọng để thực thi các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, ứng phó với những biến động của thị trường, giữ vững các cân đối lớn, ổn định kinh tế vĩ mô, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước.

Khó khăn không là rào cản

Nửa đầu nhiệm kỳ 2020 - 2025, trước những yêu cầu cấp bách của thực tiễn khi bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi đại dịch COVID-19, hoạt động sản xuất kinh doanh gặp những khó khăn chưa từng có, Đảng ủy Tổng công ty Hàng không Việt Nam đã đoàn kết, thống nhất, quyết liệt triển khai nhiều giải pháp để vượt qua khó khăn, từng bước phục hồi sản xuất kinh doanh.

Theo đồng chí Tạ Mạnh Hùng, Phó Bí thư thường trực Đảng uỷ, Thành viên Hội đồng quản trị Tổng công ty Hàng không Việt Nam (VNA), Đảng ủy Tổng công ty đã xây dựng và ban hành 2 nghị quyết chuyên đề gồm: Nghị quyết 10-NQ/ĐUTCT ngày 30-10-2020 về định hướng cơ cấu lại danh mục đầu tư, sở hữu vốn và tài chính nhằm phục hồi và nâng cao năng lực tài chính của Tổng công ty Hàng không Việt Nam giai đoạn 2020 - 2025; Nghị quyết số 11-NQ/ĐUTCT ngày 30-10-2020 về tái cơ cấu, tinh giản bộ máy tổ chức và chính sách nhân lực, tiền lương của Tổng công ty giai đoạn 2020 - 2025. Ngoài ra, tại các hội nghị định kỳ của Ban Thường vụ và Đảng ủy Tổng công ty đều dành thời gian để nghe báo cáo về tình hình sản xuất kinh doanh, đề ra các giải pháp ứng phó với tình hình bất lợi do ảnh hưởng của dịch COVID-19. 

Triển khai thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/ĐUTCT, Ban Thường vụ, Đảng ủy đã tổ chức nhiều cuộc họp để xem xét, quyết nghị, đưa ra đường hướng chỉ đạo, lãnh đạo, kết luận về mặt chủ trương, phương án thoái vốn đồng thời chỉ đạo sát sao quá trình triển khai việc thoái vốn của Tổng công ty tại một số doanh nghiệp thành viên (K6, Skypec, PA, TCS…); chỉ đạo Tổng công ty nghiên cứu, rà soát các quy định pháp luật  liên quan, báo cáo cấp có thẩm quyền để xử lý tháo gỡ các khó khăn vướng mắc, phát sinh cho Tổng công ty trong quá trình triển khai thoái vốn tại các doanh  nghiệp thành viên.

Triển khai thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/ĐUTCT, Ban Thường vụ, Đảng ủy đã lãnh đạo, chỉ đạo Tổng công ty thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp theo yêu cầu của Chính phủ và Chủ sở hữu cũng như để kịp thời đáp ứng yêu cầu của hoạt động  sản xuất kinh doanh trong điều kiện gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh; lãnh đạo các cơ quan xây dựng Đề án tổng thể các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho Tổng công ty do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 kéo dài giai đoạn 2021 - 2025 của Tổng công ty để báo cáo Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp trình Chính phủ; được sự chấp thuận của Ủy ban Quản lý vốn, Tổng công ty triển khai thực hiện nhóm giải pháp tái cơ cấu tổ chức các cơ quan, đơn vị trong Đề án tổng thể.

Theo đó, Tổng công ty thay đổi cơ cấu tổ chức theo hướng tinh gọn hơn, giảm tầng nấc trung  gian nhưng vẫn đảm bảo sự vận hành và phối hợp giữa các bộ phận thông suốt, nhịp nhàng để thúc đẩy việc ra quyết định nhanh chóng; xây dựng, điều chỉnh lại quy chế, quy trình thực hiện công việc; tiến hành đầu tư công nghệ để nâng cao năng suất lao động, xác định công nghệ thông tin là công cụ đắc lực trợ giúp mọi hoạt động kinh doanh, hoạt động quản lý nhằm mang lại lợi ích cao nhất cho Tổng công ty; đồng thời thực hiện loại bỏ, thu hẹp hoặc hợp nhất những bộ phận, lĩnh vực không hoặc chưa phù hợp trong tình hình mới. Công tác tái cơ cấu từ đầu năm 2020 đến nay: Tổng công ty giảm được 55 đầu mối (trong đó Công ty Mẹ: 4 cơ quan, đơn vị và 29 cấp phòng; các công ty Con: 22 cấp phòng). 

Trước các tác động nặng nề do dịch bệnh COVID-19 xảy ra từ năm 2020, Đảng ủy, Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc cùng toàn thể người lao động VNA quyết tâm, đồng lòng, chia sẻ khó khăn, chủ động triển khai hàng loạt các giải pháp quyết liệt trong điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh để ứng phó và giảm thiểu tối đa ảnh hưởng của dịch bệnh; tận dụng tối đa sự chia sẻ và hỗ trợ của các đối tác, nhà cung cấp để duy trì hoạt động liên tục của VNA.

Đảng ủy, Thường vụ Đảng ủy đã lãnh đạo, chỉ đạo VNA báo cáo kịp thời lên các cấp có thẩm quyền về các khó khăn vướng mắc, các tác động của dịch bệnh đến hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như tình hình tài chính của VNA cùng các đề xuất, kiến nghị các giải pháp hỗ trợ cho VNA. Thường trực Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương đã trực tiếp đến Tổng công ty làm việc, nghe báo cáo về khó khăn, vướng mắc của Tổng công ty, kịp thời chỉ đạo, đính hướng cho Đảng ủy Tổng công ty các biện pháp tháo gỡ, vượt khó.

Đứng trước thách thức chưa từng có từ tốc độ đột phá của cách mạng công nghiệp 4.0, nhưng cũng là thời cơ lớn để Việt Nam vươn lên, Đảng bộ Tổng Công ty Hàng không Việt Nam xác định một trong những nhiệm vụ trung tâm là tăng cường đổi mới, sáng tạo thông qua chương trình chuyển đổi số, nâng cao vị  thế, năng lực cạnh tranh và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Đảng ủy, Ban lãnh đạo Tổng công ty Hàng không Việt Nam đã kịp thời xây dựng tầm nhìn chiến lược dài hạn và chủ động, quyết liệt triển khai nhiều giải pháp để thực hiện đổi mới, sáng tạo, tích cực tham gia vào cuộc cách mạng 4.0, làm chủ công nghệ hiện đại nhằm nâng cao vị thế, năng lực cạnh tranh và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Với mục tiêu đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, Tổng công ty Hàng không Việt Nam đã chủ động triển khai nhiều giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số để điều hành doanh nghiệp, tăng năng suất lao động, trải nghiệm của khách hàng, nâng cao vị trí, năng lực cạnh tranh, và đẩy mạnh các mảng kinh doanh trong lĩnh vực hàng không.  

Cụ thể, đối với khách hàng, thúc đẩy kênh phân phối về bán hàng online qua website và ứng dụng di động; mở rộng triển khai các chức năng để tăng doanh thu gia tăng; triển khai mua dịch vụ đặc biệt trực tuyến; đa dạng hóa thanh toán qua ví điện tử, hình thức thanh toán trả tiền sau…; triển khai ứng dụng giải trí trên thiết bị di động; triển khai dịch vụ giải trí không dây W-IFE, wifi kết nối internet trên tàu bay… Trong công tác quản trị điều hành, tập trung triển khai hệ thống thông tin quản trị (MIS), hệ thống quản trị doanh thu; hệ thống phân tích hiệu quả đường bay; xây dựng hệ thống báo cáo quản trị (Salesforce); hệ thống quản lý và theo dõi hiệu suất, dự báo trước hoạt động bảo trì, bảo dưỡng, tối ưu hóa hoạt động bay dựa trên nền tảng Big Data; triển khai hệ thống quản lý dịch vụ trên không; mở rộng hệ thống hội nghị trực tuyến đến tất cả chi nhánh trong và ngoài nước của Tổng công ty Hàng không Việt Nam... Về lĩnh vực chuyển đổi số, Tổng công ty đã hoàn thành các mục tiêu cơ bản trở thành hãng hàng không số, bao gồm xác lập chiến lược chuyển đổi số và tư duy văn hóa số; tăng cường sử dụng công nghệ, chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ; hoàn thành số hóa ở hầu hết các lĩnh vực …

Thực hiện các nghị quyết lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy, sau 3 năm triển khai hàng loạt các giải pháp tái cơ cấu tự thân thuộc thẩm quyền và quy định để chủ động tháo gỡ một phần khó khăn về dòng tiền, thanh khoản của VNA do đại dịch gây ra, VNA đã đạt được kết quả đáng ghi nhận. Với những giải pháp linh hoạt điều hành sản xuất kinh doanh, điều chỉnh lịch bay và các chặng bay phù hợp với nhu cầu thị trường; tăng cường các chuyến bay chở hàng hóa; tham gia chương trình vận chuyển đồng bào hồi hương, vận chuyển chuyên gia; năm 2020, doanh thu hàng hóa của VNA chỉ suy giảm 20% so với trước dịch, năm 2021 doanh thu hàng hóa đạt 8.313 tỷ đồng, bằng 119% so với trước dịch;năm 2022, doanh thu hàng hóa đạt 7.807 tỷ đồng, bằng 112% so với trước dịch...

Cũng trong nửa đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng, Tổng công ty viễn thông MobiFone đứng trước nhiều khó khăn, thách thức trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc áp dụng chính sách kế toán theo quy định tại Thông tư 21/2019/TT-BTTTT về thuyết minh doanh thu dịch vụ viễn thông và Thông tư 200/2014/TT-BTC về hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp, các chỉ tiêu tài chính của MobiFone  năm 2021 được thực hiện hồi tố dựa trên cơ sở doanh thu được ghi nhận, hạch toán theo dung lượng thực tế sử dụng (doanh thu tiêu dùng) ảnh hưởng đáng kể đến kết quả sản xuất kinh doanh của MobiFone. Chính phủ ban hành Quyết định số 02/2023/QĐ-TTg, ngày 3-2-2023, quy định về khung giá bản lẻ điện bình quân (theo hướng tăng khung giá); việc điều chỉnh tăng khung giá điện làm tăng chi phí điện của, ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh năm 2023 của MobiFone. Cùng với đó, Bộ Thông tin và Truyền thông tiếp tục đẩy mạnh công tác chống SIM rác khiến công tác sản xuất kinh doanh của MobiFone tiếp tục phải đối mặt với những khó khăn, thách thức.

Trước những khó khăn, thách thức đó, Đảng ủy MobiFone đã chỉ đạo toàn Tổng công ty tiếp tục thực hiện mục tiêu “Giữ vững viễn thông, tấn công không gian mới”; tăng tốc hoàn thiện và đẩy nhanh tiến độ triển khai các đề án kinh doanh lĩnh vực không gian mới; đẩy mạnh triển khai công tác chuyển đổi số, tham gia phát triển Chính phủ điện tử, hướng đến Chính phủ số; hoàn thành công tác quy hoạch sản phẩm giải pháp và dịch vụ số; nghiên cứu, phát triển các kênh bán hàng mới; rà soát, điều chỉnh chính sách kinh doanh dịch vụ theo định hướng điều chỉnh giá cước data di động cho phù hợp nhu cầu thị trường. Đảng ủy MobiFone đã chỉ đạo xây dựng Nghị quyết chuyên đề về lãnh đạo triển khai công tác kinh doanh lĩnh vực viễn thông truyền thống, không gian hiện hữu; chỉ đạo triển khai kịp thời, có hiệu quả các giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh đối với không gian hiện hữu nhằm thực hiện nghiêm các chính sách của Nhà nước về thắt chặt quản lý quản lý thông tin thuê bao, siết chặt bán hàng qua kênh đại lý. Tập trung triển khai công tác phát triển thuê bao bền vững, bảo đảm đúng quy định. Nghiên cứu, phát triển các kênh bán hàng mới, tăng cường kênh kinh doanh online. Bên cạnh đó, chỉ đạo các ban chức năng của Tổng công ty tiếp tục rà soát, hoàn thiện và triển khai các phương án kinh doanh đối với các lĩnh vực không gian mới bảo đảm khả thi, hiệu quả, theo đúng các quy định. Kiên quyết, kiên trì lãnh đạo triển khai thực hiện các mục tiêu chuyển đổi số để chuyển đổi số đóng góp tích cực hơn nữa cho tất cả các lĩnh vực kinh doanh, kỹ thuật và đầu tư.

Từ những giải pháp lãnh đạo quyết liệt, sát trúng của Đảng ủy Tổng công ty, MobiFone đã vượt qua thách thức, doanh thu lũy kế 9 tháng đầu năm 2023 của toàn Tổng công ty ước đạt 19.871 tỷ đồng, đạt 70,5% kế hoạch năm; lợi nhuận Công ty mẹ lũy kế 9 tháng đầu năm ước đạt 1.504 tỷ đồng, đạt 98,0% kế hoạch năm. Thu nhập của người lao động ổn định; các chế độ chính sách cho người lao động được triển khai thực hiện tuân thủ các quy định của pháp luật.

Tự hào với sự bứt phá từ việc vượt qua những khó khăn, thách thức, đồng chí Nguyễn Xuân Nghĩa, Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ MobiFone, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Trung tâm Đo kiểm và Sửa chữa thiết bị Viễn thông MobiFone, tâm đắc nói: “Đảng bộ Trung tâm đã và đang thực hiện đào tạo và đạo tạo lại cán bộ công nhân viên với phương châm học đi đôi với hành đó là giao các nhiệm vụ thách thức mà trước đây chưa phải đối mặt, chuyển từ kỹ năng vận hành thành kỹ năng phát triển sản phẩm dịch vụ chất lượng cao. Đây cũng là để thực hiện các quan điểm trong 3 đột phá chiến lược mà Đại hội thứ XIII của Đảng đã nêu “phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao”. Đến nay số lượng đảng viên có lý luận chính trị cao cấp là 3 người, trình độ tiến sỹ 1 người, trình độ đại học và thạc sỹ của đảng viên là 42/42 người. 74/86 lao động tại Trung tâm đã đạt được chứng chỉ quốc tế liên quan đến nhiệm vụ chuyên môn như thiết kế tối ưu hóa hạ tầng số 5G, chứng chỉ quản lý nhân sự cao cấp, chứng chỉ quản lý sản xuất. Đến nay, có thể khẳng định rằng năng lực của cán bộ, đảng viên thuộc Đảng bộ Trung tâm có thể làm chủ được các công việc mà cách đây chỉ vài năm thôi chúng ta cần thuê chuyên gia nước ngoài thực hiện với chi phí rất cao. Cụ thể, năm 2021 và năm 2022 đã tự thiết kế 9 dự án phát triển mạng lưới với số lượng trạm là 13.000 trạm, qua đó tiết kiệm được 191 tỷ cho Tổng công ty. Tự thực hiện các công đoạn chính của công tác tối ưu hóa 30 tỉnh, thành phố trọng điểm với kết quả là giảm số huyện không đạt chỉ tiêu từ 40 huyện đến nay chỉ xuống còn 5”.

Chia sẻ về những khó khăn từ đầu nhiệm kỳ 2020 - 2025 đến nay, đồng chí Nguyễn Quốc Hưng, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam tỉnh Bắc Ninh (Agribank Bắc Ninh) dùng từ “cạnh tranh khá hoàn hảo” trong hoạt động ngân hàng khi có rất nhiều nhà cung cấp dịch vụ tài chính ngân hàng. Trên địa bàn Bắc Ninh hiện nay có 42 chi nhánh của các ngân hàng thương mại khác nhau cộng khoảng 26 quỹ tín dụng nhân dân. Về mặt cạnh tranh để cung cấp sản phẩm dịch vụ cho người dân và doanh nghiệp, đây là mức độ cạnh tranh rất cao, nên áp lực để hoàn thành được các chỉ tiêu, nhiệm vụ kế hoạch kinh doanh cũng rất lớn.

Trước thực tế ấy, Đảng ủy Agribank Bắc Ninh xây dựng nhiều nghị quyết, như nghị quyết về đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng, hỗ trợ người dân doanh nghiệp phát triển kinh tế rồi nghị quyết về công tác xử lý nợ xấu, nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng; nghị quyết về công tác đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt cung cấp dịch vụ số ngân hàng số cho khách hàng... Từ đầu năm 2023, Agribank Bắc Ninh thực hiện giảm 3-4 đợt giảm lãi suất, với mục tiêu là hỗ trợ các doanh nghiệp người dân để làm sao phục hồi ổn định sản xuất. Tính đến 21-9-2023, nguồn vốn đạt 22.100 tỷ đồng, tăng so với năm 2020 là 4.007 tỷ đồng tỷ lệ tăng là 122%; dư nợ đạt 20.985 tỷ đồng tăng so với năm 2020 là 5.685 tỷ đồng, tỷ lệ tăng là 137%, trong đó tỷ lệ đầu tư cho vay nông nghiệp, nông thôn và nông dân là 70% dư nợ (trên 14.000 tỷ đồng); thu dịch vụ ước đến 31-12-2023 đạt 95,7 tỷ đồng tăng so với năm 2020 là 20,7 tỷ đồng, tỷ lệ tăng là 127,7%; ước đến hết 31-12-2023, tài chính đạt 700 tỷ đồng, tăng so với năm 2020 là 141 tỷ đồng.

Theo đồng chí Đỗ Huy Cường, Bí thư Chi bộ, Giám đốc Agribank chi nhánh huyện Quế Võ (Bắc Ninh), bám sát nghị quyết của Hội đồng Thành viên và chỉ đạo điều hành của Agribank Chi nhánh tỉnh Bắc Ninh và căn cứ tình hình thực tế, chi nhánh đã xác định huy động vốn là nhiệm vụ, mục tiêu quan trọng trong hoạt động kinh doanh; bởi năm 2022 là năm huyện Quế Võ đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các mục tiêu nông thôn mới để trở thành thị xã vào năm 2023, nhất là tiến độ giải phóng đền bù các dự án xây dựng các khu nhà ở dân cư, khu cụm công nghiệp, dự án vành đai 4 đi qua một số xã tại huyện Quế Võ. Đây là điều kiện thuận lợi để Agribank thu hút nguồn tiền gửi từ các nguồn đền bù của dự án; chủ động nắm bắt lãi suất trên thị trường để huy động kỳ hạn, lãi suất phù hợp; nắm bắt thông tin từ khách hàng khi có nguồn tiền nhàn dỗi để huy động và các khoản tiền gửi đến hạn để đàm phán, giữ chân khách hàng.

Bên cạnh đó, Agribank chi nhánh huyện Quế Võ xác định đầu tư cho vay phải đi đôi với quản lý, giám sát và an toàn. Tập trung đầu tư cho vay phát triển khách hàng tốt, có dòng tiền ổn định, sử dụng dịch vụ và tài sản đảm bảo thanh khoản tốt; giữ vững và tăng tỷ lệ cho vay trung hạn để có chênh lệch lãi suất cao, xử lý kịp thời và quyết liệt các khoản nợ xấu phát sinh, hạn chế trích lập dự phòng DR, đầu tư cho vay phải tuân thủ các chỉ số về an toàn. Ngoài ra, Agribank chi nhánh huyện Quế Võ thực hiện tốt công tác chăm sóc khách hàng nhằm tạo mối quan hệ tốt đẹp, gắn kết giữa khách hàng và ngân hàng; tăng cường quản lý, giám sát việc sử dụng dịch vụ của khách hàng vay vốn, đẩy mạnh dịch vụ thu hộ, tăng cường mối quan hệ với các doanh nghiệp để thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ có thế mạnh trên địa bàn (thanh toán quốc tế, kiều hối).

Ngày 21-6-2023, Đảng uỷ Khối đã ban hành Chỉ thị số 05-CT/ĐUK, “Về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng trong thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư, phát huy hiệu quả nguồn lực của các tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng thuộc Khối Doanh nghiệp Trung ương” để lãnh đạo các đảng uỷ trực thuộc lãnh đạo, chỉ đạo tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng trong Khối chủ động nhận diện tình hình, xây dựng các phương án, kịch bản gắn với giải pháp cụ thể, bám sát các chủ trương, định hướng của Đảng, Chính phủ và cấp có thẩm quyền, nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức, tận dụng cơ hội đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, đầu tư phát triển doanh nghiệp.

Không chỉ ở những đảng bộ nêu trên, trong hơn nửa nhiệm kỳ qua, Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương và các tổ chức đảng, cấp ủy đảng trực thuộc đã tập trung lãnh đạo, đề ra những quyết sách, giải pháp sát trúng, kịp thời khắc phục những khó khăn, chủ động đi trước đón đầu, tận dụng thời cơ và bứt phá; góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, bảo đảm việc làm, cải thiện đời sống người lao động. Trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới và trong nước nhiều khó khăn, diễn biến phức tạp, ảnh hưởng xấu đến hoạt động của doanh nghiệp, Đảng ủy Khối đã chỉ đạo các đảng ủy trực thuộc lãnh đạo các tập đoàn kinh tế, tổng công ty, ngân hàng thương mại Nhà nước thuộc Khối thực hiện khẩn trương nghiêm túc các chủ trương của Đảng, Nhà nước và giải pháp chỉ đạo, điều hành của các cấp có thẩm quyền nhằm tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh. Đảng uỷ Khối đã ban hành Chỉ thị số 05-CT/ĐUK, ngày 21-6-2023, “Về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng trong thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư, phát huy hiệu quả nguồn lực của các tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng thuộc Khối Doanh nghiệp Trung ương” để lãnh đạo các đảng uỷ trực thuộc lãnh đạo, chỉ đạo tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng trong Khối chủ động nhận diện tình hình, xây dựng các phương án, kịch bản gắn với giải pháp cụ thể, bám sát các chủ trương, định hướng của Đảng, Chính phủ và cấp có thẩm quyền, nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức, tận dụng cơ hội đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, đầu tư phát triển doanh nghiệp.

Cả hệ thống chuyển động - 100% chỉ tiêu Nghị quyết đều đạt và vượt

Kết quả đạt được trong hơn nửa nhiệm kỳ qua của Đảng bộ Khối Doanh nghiệp Trung ương đã khẳng định vai trò, vị trí tổ chức đảng trong doanh nghiệp Nhà nước. Để có được thành quả đáng ghi nhận đó, Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương luôn bám sát, cụ thể hóa và thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, sự lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư gắn với Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Khối lần thứ III.

Ngay từ đầu nhiệm kỳ, Ban Chấp hành Đảng bộ Khối đã xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết; Chương trình công tác nhiệm kỳ, xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ cần tập trung lãnh đạo trong cả nhiệm kỳ và hằng năm. Bám sát các văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, đặc biệt là các nghị quyết, kết luận, quyết nghị của Hội nghị Trung ương 4,5,6,7, 8 (khóa XIII) và các kết luận, chỉ thị của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, từ đầu nhiệm kỳ đến nay.

Đảng ủy Khối đã ban hành nghị quyết về nhiệm vụ công tác hằng năm, ban hành 3 nghị quyết chuyên đề: Nghị quyết số 02-NQ/ĐUK, ngày 7-6-2021, về “Thực hiện chuyển đổi số tại các doanh nghiệp, đơn vị trong Khối Doanh nghiệp Trung ương đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”; Nghị quyết số 04-NQ/ĐUK, ngày 3-3-2023, về “Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát của Đảng trong Đảng bộ Khối Doanh nghiệp Trung ương”; Nghị quyết số 06-NQ/ĐUK, ngày 28-4-2023, về “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy đảng về xây dựng và thực hiện văn hóa doanh nghiệp trong Khối Doanh nghiệp Trung ương”. Bên cạnh đó, Đảng ủy Khối ban hành 191 nghị quyết, chỉ thị, kết luận, quy chế, quy định, hướng dẫn, kế hoạch, chương trình hành động… để lãnh đạo, chỉ đạo các đảng bộ trực thuộc thực hiện các mặt công tác xây dựng Đảng và triển khai nhiệm vụ chính trị. Trên cơ sở nghị quyết, chỉ thị và chương trình hành động của Đảng uỷ Khối, căn cứ điều kiện cụ thể của từng đơn vị doanh nghiệp, các đảng uỷ trực thuộc đã xây dựng và ban hành các nghị quyết chuyên đề, nghị quyết lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ hằng năm, đồng thời cụ thể hóa thành chương trình hành động của đảng bộ phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị.

Ban Thường vụ Đảng ủy Khối đã chỉ đạo nghiêm túc việc sơ kết, tổng kết các chỉ thị, nghị quyết, quy định, kết luận của Trung ương và của Đảng ủy Khối, thông qua đó đã đánh giá kết quả đạt được trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo cần tiếp tục phát huy và chỉ rõ những tồn tại, hạn chế cần khắc phục trong thời gian tới. Đảng ủy Khối ban hành Chương trình kiểm tra, giám sát hằng năm đối với Ban Thường vụ và đồng chí Bí thư, Phó Bí thư các đảng ủy trực thuộc. Nội dung kiểm tra, giám sát đều có việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các chỉ thị, nghị quyết, kết luận của Trung ương, của Đảng uỷ Khối và thực hiện nhiệm vụ chính trị, kế hoạch sản xuất kinh doanh và cơ cấu lại doanh nghiệp, cổ phần hóa, thoái vốn. Chỉ đạo cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp trong Đảng bộ Khối thực hiện công tác kiểm tra, giám sát gắn với đánh giá tình hình thực hiện công tác xây dựng Đảng và lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị, cơ cấu lại tại doanh nghiệp trực thuộc.

Mặc dù đứng trước nhiều khó khăn, thách thức, nhưng trong hơn nửa nhiệm kỳ qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy Khối và cấp ủy, tổ chức đảng các cấp, các đơn vị trong Khối đều đạt và vượt chỉ tiêu mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Khối đã đề ra. Cụ thể, tăng trưởng doanh thu bình quân 9%/năm; lợi nhuận trước thuế tăng bình quân 8%/năm; tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu đạt bình quân 8%/năm; nộp ngân sách hằng năm bảo đảm 100% theo đúng kế hoạch của các cơ quan có thẩm quyền giao; thu nhập của người lao động tăng bình quân 5%/năm. Riêng khối ngân hàng thương mại, nhiều chỉ tiêu vượt so với Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Khối đề ra. Tính đến nay, 13/13 chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ Khối Doanh nghiệp Trung ương lần thứ III, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đề ra đều đạt và vượt chỉ tiêu.

Trong điều kiện có nhiều khó khăn, song các tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng hoạt động trong những ngành, lĩnh vực then chốt của nền kinh tế, như Bưu chính, viễn thông, điện, than, xăng dầu, khí đốt, khai khoáng, hàng không, hóa chất, kinh doanh lương thực, ngân hàng… đã thể hiện được vai trò nòng cốt và là lực lượng vật chất quan trọng giữ vững một số cân đối lớn của nền kinh tế; xây dựng và phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Các tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng trong Khối đã thể hiện rõ vai trò dẫn dắt thị trường, thực thi có hiệu quả chính sách tiền tệ, cung ứng vốn đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế; là công cụ quan trọng để thực hiện điều tiết, ổn định kinh tế vĩ mô, đối phó với những biến động thị trường, kiềm chế lạm phát, góp phần quan trọng vào thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, các chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, tạo việc làm, xây dựng nông thôn mới và bảo đảm an sinh xã hội. 

Gần 3 năm qua, Đảng bộ Khối đã triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội trong bối cảnh đan xen nhiều thuận lợi và khó khăn. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Đảng ủy Khối và các cấp ủy, tổ chức đảng trong toàn Đảng bộ đã phát huy tinh thần đoàn kết, chủ động, sáng tạo, lãnh đạo thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ giải pháp nêu trong Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII và Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Khối lần thứ III, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Các đảng bộ trực thuộc Đảng ủy Khối đã thực hiện công tác xây dựng Đảng và lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị đạt được những kết quả rất tích cực, khẳng định ngày càng rõ nét vị trí, vai trò chủ đạo của doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Các tập đoàn, tổng công ty trong Khối là lực lượng nòng cốt, bảo đảm an ninh năng lượng, an ninh lương thực, an ninh hàng không, hạ tầng viễn thông. Các ngân hàng trong Khối tiên phong thực thi chính sách tiền tệ, dẫn dắt thị trường, tạo lập mặt bằng lãi suất, cung cấp vốn cho nền kinh tế…

Thông qua đó, doanh nghiệp nhà nước đã thể hiện rõ vai trò là một lực lượng vật chất quan trọng của kinh tế Nhà nước, là công cụ quan trọng để thực thi các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, ứng phó với những biến động của thị trường, giữ vững các cân đối lớn, ổn định kinh tế vĩ mô; đi đầu trong tổ chức các hoạt động an sinh xã hội, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh quốc phòng của đất nước. Trong nửa đầu nhiệm kỳ, 13/13 chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ Khối Doanh nghiệp Trung ương lần thứ III, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đề ra đều đạt và vượt chỉ tiêu.

Bài 2: "Chìa khóa" đột phá là đổi mới phương thức lãnh đạo

Không thể có đột phá mới trên nền tảng của tư duy, phương thức lãnh đạo cũ lạc lõng với thực tại. Từ nhận thức, quan điểm này, Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương và các cấp ủy, tổ chức đảng đã đổi mới nội dung, phương thức, quy trình xây dựng và ban hành các nghị quyết, chỉ thị, kết luận và chương trình hành động thực hiện nghị quyết ngắn gọn, thiết thực, cụ thể, có tính khả thi, sát với yêu cầu và coi trọng phát huy tính tiền phong gương mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng viên. 

Đồng chí Nguyễn Hoàng Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy Ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp đến thăm và làm việc tại Công ty Thuốc lá Sài Gòn (thuộc Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam) _ Ảnh: doanhnghieptrunguong.vn
Đồng chí Nguyễn Hoàng Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy Ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp đến thăm và làm việc tại Công ty Thuốc lá Sài Gòn (thuộc Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam) _ Ảnh: doanhnghieptrunguong.vn


 
Nghị quyết phải đi vào cuộc sống

Nửa nhiệm kỳ qua, Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương ban hành 191 nghị quyết, chỉ thị, kết luận, quy chế, quy định, hướng dẫn, kế hoạch, chương trình hành động… để lãnh đạo, chỉ đạo các đảng bộ trực thuộc thực hiện các mặt công tác xây dựng Đảng và triển khai nhiệm vụ chính trị. Câu hỏi đặt ra là 191 nghị quyết, chỉ thị, kết luận, quy chế, quy định, hướng dẫn, kế hoạch, chương trình hành động... này có thực sự đi vào thực tiễn? Kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị trong Đảng bộ Khối gần 3 năm qua, với 100% chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội đều đạt và vượt, là minh chứng sinh động cho những chủ trương, quyết sách, nghị quyết, chương trình hành động... được ban hành đã đi vào cuộc sống, tạo những đột phá mới trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị trực thuộc.

Tìm hiểu tại Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), chúng tôi thực sự tâm đắc với việc đổi mới phương thức lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị theo hướng xây dựng các nghị quyết chuyên đề; trên cơ sở hệ thống các giải pháp, nhiệm vụ mà báo cáo chính trị Đại hội Đảng bộ Tập đoàn đã chỉ rõ; đồng thời cập nhật kịp thời các yêu cầu đặt ra trong thực hiện nhiệm vụ chính trị trong từng giai đoạn cụ thể. Đây là tiền đề quan trọng để VNPT nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của cấp ủy, tổ chức đảng, lãnh đạo nhiệm vụ sản xuất kinh doanh bảo đảm hiệu quả, đột phá về năng lực cạnh tranh; hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị và các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh.

Theo đồng chí Tô Dũng Thái, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Khối, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng thành viên VNPT, đổi mới phương thức lãnh đạo, nâng cao năng lực tổ chức thực hiện của cấp ủy được xác định là khâu đột phá quan trọng, tạo động lực để VNPT tổ chức thành công Chiến lược phát triển Tập đoàn VNPT 4.0, là bước đi và lộ trình phù hợp để VNPT bứt phá trong “Kỷ nguyên Số”. Để thực hiện mục tiêu “Đổi mới phương thức lãnh đạo, nâng cao năng lực tổ chức thực hiện”, với vai trò Đảng lãnh đạo trực tiếp, toàn diện các mặt công tác của doanh nghiệp, từ đầu nhiệm kỳ 2020 - 2025 đến nay, các chủ trương, định hướng lớn của Tập đoàn đều được chỉ đạo, điều hành thống nhất theo nguyên tắc: Đảng ủy Tập đoàn lãnh đạo thông qua Nghị quyết; Hội đồng Thành viên chỉ đạo triển khai theo Nghị quyết của Đảng ủy; Ban Tổng Giám đốc chỉ đạo điều hành thực hiện.

Đảng ủy Tập đoàn đã ban hành 9 nghị quyết chuyên đề để lãnh đạo, chỉ đạo công tác xây dựng Đảng và thực hiện nhiệm vụ chính trị của Tập đoàn, đồng thời có các chương trình hành động để đưa các nghị quyết đi vào thực tiễn, nhằm xây dựng Đảng bộ Tập đoàn trong sạch, vững mạnh; phát triển doanh nghiệp hiệu quả; khẳng định vai trò chủ lực, dẫn dắt của Tập đoàn trong triển khai chuyển đổi số tại Việt Nam. Trên cơ sở xây dựng, ban hành nghị quyết toàn khóa cũng như nghị quyết chuyên đề, phù hợp với từng thời điểm, giai đoạn cụ thể, nhất là tập trung vào khắc phục tồn tại và giải quyết những vướng mắc, khó khăn trong thực hiện nhiệm vụ, Đảng bộ VNPT đã có những chuyển biến bứt phá trong giai đoạn mới. Cụ thể, kết quả đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của tổ chức đảng đánh dấu sự thay đổi toàn diện của Tập đoàn VNPT về mô hình tổ chức - nhân lực, quản trị chiến lược, quản trị kinh doanh, cơ chế kinh tế, cải cách hạ tầng - quản trị mạng lưới và chuyển đổi số. Tập đoàn đã có mô hình hoạt động tiên tiến, năng động và giao quyền tự chủ cho các đơn vị; phù hợp với xu thế và tiêu chuẩn trên thế giới. VNPT đã tích cực tham gia và bám sát chiến lược chuyển đổi số quốc gia; đồng thời tự chuyển đổi mạnh mẽ để trở thành một doanh nghiệp số với mục tiêu trở thành đơn vị đi đầu, dẫn dắt, hoạt động toàn bộ trên môi trường số. Trong nửa nhiệm kỳ qua, VNPT liên tục duy trì được tốc độ tăng lợi nhuận ấn tượng: bình quân 16,63%/năm; đảm bảo thu nhập cho người lao động với mức tăng bình quân 11%/năm; đồng thời đóng góp kịp thời và hiệu quả vào công tác an sinh xã hội của đất nước; tiếp tục phát huy, khẳng định vai trò chủ lực của Tập đoàn trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; góp phần quan trọng trong bảo đảm quốc phòng - an ninh, giữ gìn chủ quyền quốc gia, biên giới, biển đảo.

Chia sẻ kinh nghiệm quản trị điều hành, nhất là quản trị biến động để tận dụng cơ hội vươn lên ngoạn mục, đồng chí Lê Mạnh Hùng, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương, Phó Bí thư Đảng ủy, Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) cho rằng, sau giai đoạn khủng hoảng và khó khăn vừa qua, cần có giải pháp xem xét, đánh giá lại về năng lực của doanh nghiệp nhà nước để tiếp tục củng cố vai trò, vị trí của doanh nghiệp nhà nước. Trải qua những thăng trầm, Đảng bộ PVN có thêm những bài học sâu sắc để phát triển vững vàng hơn. Năm 2022, Đảng bộ triển khai đồng bộ 7 nhóm giải pháp về xây dựng Đảng, đồng thời chỉ đạo nghiên cứu dự báo, đánh giá sự biến động của kinh tế chính trị thế giới và đặc biệt tác động cân đối về khủng hoảng năng lượng. Một số nghị quyết chuyên đề của Đảng bộ đã trở thành điểm tựa cho Hội đồng thành viên và Ban điều hành triển khai tháo gỡ những dự án khó khăn, có vấn đề về pháp lý, như Dự án Nhiệt điện Thái Bình 2, Nhà máy Nhiệt điện Sông Hồng 1,… Với 5 nhóm giải pháp cụ thể về: Quản trị, tài chính, đầu tư, phát triển thị trường và thúc đẩy hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách, có sự thống nhất quyết tâm và hành động, tất cả các chỉ tiêu từ khai thác dầu thô, khí, sản xuất điện, đạm, xăng dầu đều có tăng trưởng cao so năm trước. Doanh thu ước đạt khoảng 925 nghìn tỷ, cao nhất trong 61 năm qua. Nộp ngân sách dự kiến đạt 170 nghìn tỷ, chiếm gần 10% tổng thu ngân sách. Năm nay cũng ghi nhận dấu ấn thành công trong hoạt động đổi mới sáng tạo và nghiên cứu phát triển của PVN, với 3 giải thưởng Hồ Chí Minh, và 3 giải thưởng Nhà nước cùng nhiều sáng kiến ứng dụng hiệu quả trong sản xuất, kinh doanh, tăng năng suất lao động.

Đảng bộ Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam gồm Đảng bộ công ty mẹ và một số đảng bộ đơn vị thành viên, với khoảng 1.100 đảng viên. Hơn 12 nghìn đảng viên làm việc tại các công ty thành viên đang sinh hoạt đảng tại địa phương. Một số đảng viên hoạt động ở ngoài nước. Tập đoàn quản lý địa bàn tại 31 tỉnh và 2 nước bạn Lào, Campuchia. Với đặc thù như vậy, theo đồng chí Phạm Công Kha, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn, công tác xây dựng Đảng và công tác chính trị của Tập đoàn cũng mang tính đa dạng cao, đòi hỏi sự đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo của Đảng. Với truyền thống cách mạng của cao-su Việt Nam, Đảng ủy luôn giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, đảng viên, người lao động nhận thức đúng tầm mức của công tác xây dựng Đảng để xây dựng Tập đoàn vững mạnh toàn diện. 

Tập trung cơ cấu lại doanh nghiệp, Đảng ủy xác định 2 nhiệm vụ trọng tâm là phát triển các khu công nghiệp, nhà ở cho công nhân đồng thời với phát triển nông nghiệp xanh, bền vững. Hầu hết các đồng chí tham gia cấp ủy, Ban Thường vụ, Bí thư, Phó Bí thư cấp ủy, lãnh đạo các tổ chức chính trị-xã hội đều đảm nhiệm chức danh chủ tịch, thành viên hội đồng quản trị, hội đồng thành viên, tổng giám đốc, giám đốc, cán bộ chủ chốt của doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị. Việc thực hiện mối quan hệ công tác giữa cấp ủy và lãnh đạo đơn vị, tổ chức chính trị - xã hội thuận lợi, tạo sự đồng thuận trong công tác chỉ đạo, điều hành hoạt động của doanh nghiệp.

Ở Tập đoàn Bảo Việt, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của tổ chức đảng trong doanh nghiệp, đề cao vai trò lãnh đạo toàn diện của cấp ủy đối với mọi mặt công tác của doanh nghiệp, Đảng ủy Tập đoàn đã chú trọng xây dựng nghị quyết chuyên đề, các kết luận, chỉ thị... về phát huy vai trò lãnh đạo toàn diện của cấp ủy đối với mọi mặt công tác của doanh nghiệp, từ đó chú trọng xây dựng và phát triển đội ngũ cấp ủy, cán bộ làm công tác đảng trong toàn Đảng bộ; thường xuyên kiện toàn, củng cố về tổ chức và cán bộ; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đẩy mạnh việc kết hợp kiểm tra, giám sát của Đảng với hoạt động kiểm toán của chuyên môn; quan tâm và chú trọng tới công tác phát triển đảng viên mới; bám sát các nhiệm vụ chính trị để lãnh đạo hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ kinh doanh hằng năm. 

Đồng chí Nguyễn Đình An, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng uỷ, quyền Tổng giám đốc Tập đoàn Bảo Việt nhấn mạnh, Đảng bộ Tập đoàn đã triển khai thực hiện nghiêm túc các nghị quyết, chỉ thị, quy định, quyết định, kết luận của Trung ương. Trên cơ sở các nghị quyết, chỉ thị, chương trình hành động... đã ban hành, Đảng ủy Tập đoàn đã xây dựng Đề án mô hình tổ chức Đảng bộ theo Quy định số 60-QĐ/TW, ngày 8-3-2022, của Ban Bí thư, “Về tổ chức đảng trong các tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng thương mại nhà nước”, báo cáo Đảng ủy Khối đúng tiến độ và được Đảng ủy Khối phê duyệt quyết định thành lập Đảng bộ Công ty mẹ của Tập đoàn; ban hành Nghị quyết để tổ chức triển khai Quy định số 87-QĐ/TW ngày 28-10-2022, của Ban Bí thư, “Về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của Đảng ủy cấp trên cơ sở trong doanh nghiệp nhà nước”. Các cơ quan tham mưu giúp việc Đảng ủy Tập đoàn đã được kiện toàn bộ máy, nhân sự đúng thời hạn và đi vào hoạt động. Bên cạnh đó, trong tháng 9-2023, Hội đồng Quản trị Tập đoàn đã ban hành các quyết định về việc kiện toàn mô hình tổ chức các cơ quan chuyên môn của Công ty Mẹ Tập đoàn, theo đó đã thành lập 4 khối chức năng gồm: Khối Kiểm tra - Kiểm toán Nội bộ; Khối Quản lý Hoạt động; Khối Quản lý Tài chính; Khối Chiến lược và Đầu tư; sắp xếp các Ban/Văn phòng/Trung tâm trực thuộc các Khối cho phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận. Chế độ họp của Ban Thường vụ Đảng ủy Tập đoàn thường kỳ hằng tháng, họp Ban Chấp hành hàng quý được triển khai theo đúng quy định, qua đó giúp nâng cao vai trò lãnh đạo toàn diện của Đảng trong doanh nghiệp, tạo sự thống nhất cao trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy và chính quyền, xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, giữ vững nguyên tắc tập trung dân chủ.

Với mục tiêu xây dựng Bảo Việt là doanh nghiệp hàng đầu thị trường Việt Nam trong cả lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm phi nhân thọ về thị phần, tăng trưởng bền vững và hiệu quả; doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực quản lý quỹ, cung cấp các dịch vụ tài chính trong nước; có nền tảng, hạ tầng công nghệ thông tin đạt chuẩn quốc tế, đáp ứng tốt yêu cầu quản trị, kinh doanh trong toàn hệ thống; không ngừng cải tiến và ứng dụng công nghệ tiên tiến để xây dựng, duy trì và phát triển các giá trị cốt lõi. Qua đó, Đảng bộ Tập đoàn và các cấp ủy đơn vị thành viên đã khẳng định nỗ lực trong lãnh đạo doanh nghiệp đổi mới, không ngừng nghiên cứu, sáng tạo, nâng cao năng lực quản trị, tái cơ cấu tổ chức,… đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và xu hướng cách mạng công nghiệp 4.0. Trong 9 tháng đầu năm, mặc dù trong bối cảnh khó khăn chung của các doanh nghiệp do ảnh hưởng từ tình hình kinh tế, chính trị thế giới, nhưng Tập đoàn vẫn tập trung chỉ đạo duy trì ổn định các hoạt động kinh doanh, bảo đảm các chỉ tiêu tài chính theo kế hoạch kinh doanh năm 2023. Tổng doanh thu hợp nhất 9 tháng năm 2023 ước đạt 42.435 tỷ đồng, bằng 72,8% kế hoạch năm, tăng trưởng 5,4% so với cùng kỳ năm 2022; lợi nhuận trước thuế hợp nhất ước đạt 1.599 tỷ đồng, bằng 78,2% kế hoạch năm, tăng trưởng 2,9% so với cùng kỳ năm 2022; nộp ngân sách nhà nước ước đạt 1.220 tỷ đồng, bằng 87,1% kế hoạch năm.

Nhiệm kỳ 2020 - 2025, Đảng bộ Tập đoàn phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu đề ra, trong đó, tổng tài sản hợp nhất đến năm 2025 đạt khoảng 160.000 - 170.000 tỷ đồng (tăng trưởng bình quân 4% - 5%/năm); tổng doanh thu hợp nhất đến năm 2025 đạt khoảng 55.000 - 57.000 tỷ đồng (tăng trưởng bình quân 4% - 5%/năm); tiền lương bình quân của người lao động giai đoạn 2020 - 2025 cao hơn bình quân giai đoạn 2015 - 2020; giữ vững là Tập đoàn Tài chính - Bảo hiểm hàng đầu tại Việt Nam.

Đồng chí Nguyễn Quốc Hưng, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Chi nhánh Agribank Bắc Ninh cho biết, Ban Chấp hành Đảng bộ Agribank Chi nhánh tỉnh Bắc Ninh lãnh đạo, chỉ đạo đối với hoạt động kinh doanh của đơn vị thông qua các nghị quyết, kết luận, chương trình công tác hàng tháng, quý, năm và toàn khóa. Tuy nhiên với đặc thù hoạt động kinh doanh ngân hàng và đảm bảo khẳng định vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của tổ chức đảng trong doanh nghiệp Nhà nước, đòi hỏi phương thức lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chấp hành phù hợp với từng giai đoạn của hoạt động kinh doanh nhưng phải luôn giữ vững mục tiêu bảo đảm kinh doanh có lợi nhuận, bảo đảm việc làm và thu nhập cho người lao động, bảo đảm an toàn tài sản, vốn của Nhà nước; do vậy trong nhiều năm qua bên cạnh việc lãnh đạo, chỉ đạo ban hành các nghị quyết về công tác, Ban Chấp hành Đảng bộ Chi nhánh Agribank Bắc Ninh đã chỉ đạo tập trung xây dựng các nghị quyết chuyên đề gắn với những nội dung hoạt động kinh doanh cần phải tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy và Ban Giám đốc để kịp thời tận dụng những thời cơ thuận lợi và vượt qua những thách thức khó khăn, đưa hoạt động kinh doanh của đơn vị ngày càng phát triển và phát triển bền vững.

Ngoài ra, Đảng ủy và cấp ủy chi bộ trực thuộc đã thực hiện nghiêm túc quy chế làm việc của cấp ủy, tổ chức đảng, quy chế mối quan hệ công tác giữa Đảng ủy với Ban Giám đốc; chủ động phối hợp với cấp ủy địa phương trong công tác xây dựng đảng, như hướng dẫn về nghiệp vụ công tác đảng; công tác đào tạo, bồi dưỡng trình độ lý luận chính trị cho đảng viên, quần chúng ưu tú; tích cực tham gia có hiệu quả những yêu cầu về nhiệm vụ phát triển kinh tế của địa phương, nhiệm vụ chính trị, công tác an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh hằng năm. Cụ thể, vận động đoàn viên đóng góp, ủng hộ các quỹ vì người ngèo, quỹ từ thiện xã hội, ủng hộ đồng bào các vùng bị thiên tai, ủng hộ quỹ vì biển đảo, ủng hộ công tác phòng, chống dịch COVID-19 và trao tặng các phần quà tết cho người nghèo, gia đình chính sách mỗi khi tết đến, xuân về. Đây là những hành động thể hiện trách nhiệm với cộng đồng, nhân dân trên địa bàn tỉnh của Agribank; từ năm 2020 - 2022, người lao động và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội trong chi nhánh đã dành trên 13 tỷ đồng để thực hiện công tác an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh.

Tìm hiểu ở các tổ chức đảng trong Đảng bộ Khối, chúng tôi thấy điểm nhấn trong việc đổi mới phương thức lãnh đạo là các cấp ủy, tổ chức đảng đã đổi mới nội dung, phương thức, quy trình từ xây dựng kế hoạch đến tổ chức nghiên cứu, khảo sát, hội thảo... để xây dựng và ban hành các nghị quyết, chỉ thị, kết luận và chương trình hành động thực hiện Nghị quyết ngắn gọn, thiết thực, cụ thể, có tính khả thi, sát với yêu cầu tiếp tục đổi mới lề lối, phong cách lãnh đạo, chỉ đạo trên các mặt công tác xây dựng Đảng và lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị. Trên cơ sở nghị quyết, chỉ thị và chương trình hành động của Đảng uỷ Khối, căn cứ điều kiện cụ thể của từng đơn vị, doanh nghiệp, các đảng ủy trực thuộc xây dựng và ban hành các nghị quyết chuyên đề, nghị quyết lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ hằng năm, đồng thời cụ thể hóa thành chương trình hành động của đảng bộ phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị.

Không chỉ ban hành các nghị quyết, chỉ thị, kết luận và chương trình hành động sát thực tiễn, Đảng bộ Khối còn chú trọng việc tổ chức học tập, quán triệt các nghị quyết của Đảng, hội nghị chuyên đề và hội nghị báo cáo viên của Đảng bằng hình thức trực tuyến, tiết kiệm thời gian, kinh phí, tạo thuận lợi trong việc cung cấp thông tin, thống nhất nhận thức và hành động trong toàn Đảng bộ. Cùng với đó, nâng cao chất lượng, hiệu quả các hội nghị, hội thảo chuyên đề nhằm quán triệt, triển khai các chủ trương lớn, bàn các giải pháp, tham khảo kinh nghiệm, phát huy trí tuệ của các chuyên gia, nhà khoa học, lãnh đạo các bộ, ban, ngành, địa phương để giải quyết những vấn đề cấp bách, quản trọng nhằm củng cố tổ chức đảng và nâng cao vai trò và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, ngân hàng, đơn vị; phát hiện những điểm nghẽn, mâu thuẫn, lực cản về cơ chế, chính sách và thực thi cơ chế, chính sách đối với khu vực doanh nghiệp nhà nước. Đồng thời, đề xuất với Trung ương các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc giúp doanh nghiệp nhà nước nắm vững thời cơ, vượt qua thử thách, phát triển nhanh và bền vững.

Các đảng ủy trực thuộc đã cụ thể hóa, xây dựng chương trình hành động, kế hoạch thực hiện các nghị quyết, kết luận, kế hoạch của Trung ương và Đảng ủy Khối về tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị sát với thực tiễn của doanh nghiệp; đồng thời lãnh đạo, chỉ đạo hội đồng thành viên, hội đồng quản trị, tổng giám đốc doanh nghiệp ban hành nhiều văn bản triển khai thực hiện công tác đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị của doanh nghiệp theo quy định của Đảng đồng bộ với các văn bản pháp luật, các quy định, hướng dẫn của bộ, ngành là chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Định kỳ hằng năm và khi tổng kết nhiệm kỳ đại hội đảng các cấp, Đảng ủy Khối và các đảng ủy trực thuộc đã đánh giá kết quả việc thực hiện đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng và xây dựng tổ chức bộ máy, những ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân và đề ra những nhiệm vụ, giải pháp để tiếp tục thực hiện.

Trong giai đoạn 2007 - 2021, Đảng ủy Khối ban hành 22 nghị quyết, 21 chỉ thị, 37 quy định, 76 chương trình hành động, 76 hướng dẫn và 238 kế hoạch cụ thể hóa các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Trung ương. Các đảng trực thuộc đã ban hành 938 nghị quyết, 2.446 chương trình hành động, 763 Chỉ thị, 2.741 hướng dẫn và 7.714 kế hoạch để lãnh đạo, tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và công tác xây dựng Đảng đạt nhiều kết quả tích cực.

Việc học tập, nghiên cứu, quán triệt các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của các cấp ủy trong Đảng bộ Khối có nhiều chuyển biến tích cực, đa dạng về hình thức, đẩy mạnh tổ chức các hội nghị trực tuyến đã tiết kiệm được thời gian, kinh phí, tạo thuận lợi trong việc cung cấp thông tin, thống nhất nhận thức trong toàn Đảng bộ, tỷ lệ đảng viên tham dự học tập đạt trên 97%. Các cấp ủy đã gắn học tập Nghị quyết với xây dựng chương trình hành động, đồng thời tăng cường kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Nghị quyết. Qua các hội nghị học tập, quán triệt các nghị quyết, kết luận của Trung ương đã giúp cho cán bộ, đảng viên có nhận thức sâu sắc hơn về những nội dung cơ bản, những điểm mới bổ sung, phát triển trong các văn kiện, cũng như những chủ trương mới của Đảng và Nhà nước ta trong từng giai đoạn. Góp phần tạo sự thống nhất cao về tư tưởng, hành động của cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và người lao động quyết tâm thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp mà các nghị quyết, kết luận của Trung ương đã đề ra.

Bằng những nghị quyết đi vào cuộc sống, Đảng ủy Khối đã lãnh đạo Khối vượt qua khó khăn, thách thức, hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ được giao; đã có nhiều đề xuất đổi mới, sáng tạo, chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch, lựa chọn khâu đột phá, trọng tâm, trọng điểm, ban hành các nghị quyết chuyên đề với những vấn đề cốt yếu, phù hợp với đặc thù của Đảng bộ Khối để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện. Phương thức lãnh đạo có nhiều đổi mới, tập trung lãnh đạo, giải quyết những vấn đề đang vướng mắc, mới nảy sinh từ thực tiễn, đổi mới phương thức bằng việc ban hành các nghị quyết, chỉ thị, chương trình, kế hoạch công tác.

Nêu gương - “mệnh lệnh” từ trái tim

Những ngày đầu nhận nhiệm vụ Bí thư chi bộ nhiệm kỳ 2020 - 2025 và giữ chức vụ Giám đốc Ngân hàng TMCP Công thương Chi nhánh Thăng Long (VietinBank Thăng Long), đồng chí Nguyễn Thu Thủy (nay là Bí thư Đảng ủy VietinBank Thăng Long) phải đối mặt với những áp lực rất lớn, nguồn vốn sụt giảm hơn 3.100 tỷ đồng (tương đương gần 50% tổng nguồn vốn của Chi nhánh thời điểm cuối năm 2021 và mang lại hơn 60% lợi nhuận toàn Chi nhánh năm 2021). Làm thế nào để bù đắp lại lượng nguồn vốn sụt giảm trong thời gian sớm nhất luôn là câu hỏi trăn trở của đồng chí Bí thư bởi lẽ làm công tác nguồn vốn trong giai đoạn kinh tế đất nước còn nhiều khó khăn quả thật rất khó. Tuy nhiên, với sự quyết liệt, dám nghĩ, dám làm, với ý thức trách nhiệm lớn của người đứng đầu, đồng chí Bí thư chi bộ kiêm Giám đốc Chi nhánh đã lãnh đạo, chỉ đạo sát sao, đề cao “văn hóa nêu gương”, trực tiếp tham gia công tác tiếp thị phát triển nguồn vốn từ khách hàng nhỏ nhất đến khách hàng lớn nhất của Chi nhánh. Kết quả, năm 2022 Chi nhánh không những bù đắp được nguồn vốn đã giảm sút đầu năm mà còn tăng trưởng dương được 122 tỷ đồng, hoàn thành xấp xỉ 95% kế hoạch được giao.

Năm 2022 là năm ghi dấu ấn quan trọng, là năm đột phá nhất của VietinBank Thăng Long kể từ ngày đầu thành lập. Đảng bộ Chi nhánh Thăng Long với vai trò tiên phong của người đứng đầu cấp ủy đã lãnh đạo triển khai thực hiện nhiệm vụ chính trị gắn liền với công tác xây dựng Đảng một cách hiệu quả, làm thay đổi “bản đồ vị trí xếp hạng” của Chi nhánh Thăng Long trong 22 Chi nhánh địa bàn khu vực Hà Nội, từ một chi nhánh luôn xếp cuối bảng ở mọi mặt hoạt động đã vươn lên đứng top đầu ở một số mảng kinh doanh quan trọng và cả ở các hoạt động đoàn thể. Trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo điều hành. Đồng chí Bí thư Đảng ủy đã thể hiện tinh thần tiên phong, gương mẫu, sáng tạo, khắc phục được tình trạng thụ động, sức ì của cán bộ nhân viên trong chi nhánh, “thổi một luồng gió mới” mang tinh thần nhiệt huyết, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức Đảng và chất lượng của đội ngũ đảng viên, cán bộ trong toàn chi nhánh.

Không chỉ khó khăn trong hoạt động kinh doanh, đồng chí Nguyễn Thu Thủy tiếp nhận Chi nhánh Thăng Long với những khó khăn về mặt nhân sự, như: Đội ngũ cán bộ của chi nhánh còn thiếu hụt lượng nhân lực có trình độ năng lực, đặc biệt là đội ngũ bán hàng; hầu hết cán bộ quan hệ khách hàng còn trẻ ít kinh nghiệm, ít các mối quan hệ xã hội nên khả năng khai thác khách hàng mới còn hạn chế; công tác tự đào tạo chưa đạt hiệu quả như kỳ vọng, việc đào tạo tại chỗ có lúc chưa kịp thời, đúng tiến độ để đáp ứng triển khai sản phẩm dịch vụ. Bên cạnh đó việc thiếu giao dịch viên thường xuyên ở một số phòng dẫn đến sự thiếu ổn định về tổ chức, có nguy cơ rủi ro trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh và không tạo thiện cảm với khách hàng.

Nhận định được những vấn đề tồn tại, đồng chí Nguyễn Thu Thủy đã cùng Đảng ủy quán triệt thực hiện theo đúng quy chế về công tác cán bộ do VietinBank ban hành; bàn bạc trong ban lãnh đạo thực hiện phân công, sắp xếp lại nhân sự phù hợp với năng lực, thế mạnh riêng của từng người đặc biệt là các vị trí cán bộ chủ chốt có sức ảnh hưởng lớn, phát huy cao độ tính tự giác, tinh thần trách nhiệm cá nhân để khắc phục những thiếu hụt về mặt nhân sự, giao đúng người, đúng việc, bảo đảm năng suất lao động và hiệu quả công việc. Bên cạnh đó, công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển cán bộ, người lao động cũng như chế độ lương, thưởng, khen thưởng, kỷ luật được rà soát kỹ càng, cẩn thận, đúng thời hạn, đúng quy định, minh bạch và công khai, tạo được lòng tin trong tập thể cán bộ đảng viên. Kết quả cho thấy, cũng những con người đó, điều kiện cơ sở vật chất đó nhưng đã có sự chuyển biến tích cực, thay đổi bứt phá so với trước đây, được minh chứng qua các kết quả đạt được trên mọi mặt của chi nhánh. Nói đến con người của Thăng Long là nói đến sự nhiệt huyết, quyết tâm và đoàn kết cao độ và không thể phủ nhận dấu ấn đậm nét của người đứng đầu cấp ủy.

Tại Đảng ủy Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam, nhằm phát huy vai trò nêu gương của người đứng đầu trong thực hiện học tập, noi gương Chủ tịch Hồ Chí Minh, người đứng đầu cấp ủy đơn vị đã có kế hoạch hành động, thể hiện rõ vai trò trong chỉ đạo, tiên phong, gương mẫu, và có lộ trình thực hiện cụ thể đảm bảo thực hiện hiệu quả nhiệm vụ chính trị, hoàn thành xuất sắc kết quả sản xuất kinh doanh. Các đồng chí bí thư, lãnh đạo các đơn vị nêu cao tinh thần trách nhiệm, tích cực, tiên phong vai trò gương mẫu của cấp ủy, chủ động tự giác chấp hành các quy định, tạo sự chuyển biến trong nhận thức và bằng chính những hành động cụ thể trong công việc và trong cuộc sống, coi việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh trở thành ý thức trách nhiệm, nhu cầu tự thân của mỗi người, cán bộ, đảng viên, công nhân viên, người lao động trong Đảng bộ.

Đại diện lãnh đạo Ban Tuyên giáo Đảng ủy Tập đoàn cho biết, với sự gương mẫu của người đứng đầu trong hành động, các đơn vị đã tích cực và chủ động xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, đảm bảo an ninh trật tự và an toàn phòng cháy chữa cháy, chủ động công tác dự trữ hàng hóa đáp ứng nhu cầu sử dụng của nhân dân tại tất cả các địa bàn, đặc biệt là một số địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa, khó khăn. Đảng ủy Tập đoàn và các cấp ủy trong Đảng bộ Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam đã phát huy vai trò hạt nhân lãnh đạo, chỉ đạo các đơn vị thành viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao, là doanh nghiệp giữ vai trò chủ chốt, chủ lực trong việc đáp ứng mọi nhu cầu về xăng dầu và các sản phẩm hóa dầu đồng thời là công cụ đắc lực của Chính phủ để điều tiết, bình ổn thị trường, đóng góp quan trọng vào sự ổn định và phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng; giữ ổn định và có những bước phát triển vượt bậc, đóng góp quan trọng vào ngân sách nhà nước, đảm bảo việc làm và thu nhập cho gần 27.000 lao động, tích cực thực hiện công tác an sinh xã hội, bảo đảm thiết thực, ý nghĩa.

Ở Đảng ủy Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, việc sắp xếp lại mô hình tổ chức sản xuất trong toàn tập đoàn có tác động lớn tới người lao động, từ nhân viên tới lãnh đạo các cấp. Hàng vạn nhân viên phải chuyển đổi sang chuyên làm kinh doanh. Hàng trăm cán bộ quản lý các cấp phải thay đổi vị trí công tác. Có nhiều cán bộ chuyển từ cấp trưởng xuống cấp phó. Trong bối cảnh đó, tập đoàn xác định, vai trò người đứng đầu đơn vị là nhân tố quyết định quan trọng trong việc tổ chức thực hiện và hoàn thành các mục tiêu sản xuất, kinh doanh của đơn vị trong từng thời kỳ, trong năm kế hoạch. Vì vậy, Đảng ủy Tập đoàn đã chỉ đạo Hội đồng thành viên ban hành Quy chế quản trị nhân sự quản lý của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam trong đó quy định về quy trình xây dựng, điều chỉnh quy hoạch nhân sự quản lý, quy trình bổ nhiệm, luân chuyển điều động cán bộ của tập đoàn. Đồng thời, chỉ đạo Ban Tổng giám đốc Tập đoàn xây dựng quy định đánh giá xếp loại, định mức thù lao Trưởng đại diện và định mức trợ cấp đối với nhân sự luân chuyển trong tập đoàn. Theo đó, những đơn vị có kết quả sản xuất kinh doanh thấp nhất trong tập đoàn, lãnh đạo đơn vị sẽ phải nhường vị trí quản lý cho người khác. Những đảng viên đã giao giữ các chức vụ quản lý nhưng không hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, không đạt các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh thì cũng phải chấp nhận bàn giao nhiệm vụ đó cho người khác phù hợp hơn. Với người lao động, cũng xây dựng cơ chế giao BSC/KPI với các chỉ tiêu cụ thể. Người lao động nào không hoàn thành các chỉ tiêu trong nhiều tháng sẽ được điều chuyển sang vị trí khác. Tất cả vì sự phát triển chung của VNPT, theo mục tiêu chiến lược chính được đặt ra trong Đề án cơ cấu lại: Xây dựng và phát triển VNPT thành tập đoàn kinh tế nhà nước mạnh, năng động, hiệu quả, hiện đại có năng lực cạnh tranh ở trong nước và quốc tế. Trở thành tập đoàn công nghệ điều hành quản trị trên môi trường số, lấy hạ tầng số, công nghệ số và dịch vụ số làm chủ đạo, sở hữu và khai thác nền tảng, hạ tầng trụ cột của hạ tầng số quốc gia, tiên phong nghiên cứu làm chủ công nghệ số.

Đồng chí Tô Dũng Thái, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn cho biết, thời gian qua, có hàng trăm cán bộ từ cấp Tập đoàn VNPT được điều động về các đơn vị, hàng chục cán bộ từ cấp trưởng xuống cấp phó nhưng tất cả đều vui vẻ với sự sắp xếp của tổ chức. Sự tiên phong của lãnh đạo trong các đơn vị đã có tác dụng lan tỏa rất lớn trong cán bộ, đảng viên và người lao động. Nhờ đó, 9 tháng đầu năm 2023, doanh thu hợp nhất tập đoàn đạt 39.849 tỷ đồng, đạt 71,36% so với kế hoạch năm 2023, tăng 100,2% so với cùng kỳ năm 2022. Nộp ngân sách nhà nước luôn vượt kế hoạch giao. Như vậy, tái cấu trúc đã mang lại cho VNPT một diện mạo hoàn toàn mới, giúp VNPT thay đổi cả về “chất và lượng”. Thực lực doanh nghiệp được đo bằng các chỉ số cơ bản như nộp ngân sách và thu nhập người lao động. Đời sống, chế độ chính sách của người lao động được quan tâm, 100% cán bộ, công nhân viên và người lao động được mua bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Với mức thu nhập bình quân người lao động của VNPT được bảo đảm tương đương với cùng kỳ năm 2022 mới thấy được sự đóng góp to lớn của VNPT với xã hội… 

Đồng chí Tô Dũng Thái, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam cho biết, thời gian qua, có hàng trăm cán bộ từ cấp Tập đoàn VNPT được điều động về các đơn vị, hàng chục cán bộ từ cấp trưởng xuống cấp phó nhưng tất cả đều vui vẻ với sự sắp xếp của tổ chức. Sự tiên phong của lãnh đạo trong các đơn vị đã có tác dụng lan tỏa rất lớn trong cán bộ, đảng viên và người lao động.

Phát huy vai trò tiền phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên là một trong những khâu đột phá trong nhiệm kỳ 2020-2025. Để thực hiện nội dung này, Đảng ủy Khối tập trung lãnh đạo thực hiện các nghị quyết, quy định, kết luận của Trung ương về nêu gương, gắn với thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII và Kết luận 01-KL/TW, ngày 18-5-2021, của Bộ Chính trị, “Về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW “Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Thông qua xây dựng và thực hiện các chuẩn mực đạo đức theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” đã kịp thời chấn chỉnh lề lối, tác phong làm việc của đội ngũ cán bộ, đảng viên, người lao động, tạo những chuyển biến rõ nét về kỷ luật, kỷ cương trong thực hiện các nhiệm vụ; đổi mới phong cách làm việc gần dân, sát dân, lắng nghe, đối thoại trực tiếp với người lao động; bước đầu có những thay đổi tích cực chống bệnh “thành tích”, bệnh “hình thức”; có nhiều kết quả cụ thể trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tiêu cực; nâng cao ý thức gương mẫu và tinh thần trách nhiệm, “nói đi đôi với làm” của cán bộ, đảng viên nhất là cấp ủy, cán bộ chủ chốt các cấp, nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị của doanh nghiệp, đơn vị, góp phần củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên, người lao động trong Khối với Đảng, Nhà nước. Từ đó, nhiều cán bộ, đảng viên đã từng bước khắc phục những khuyết điểm, yếu kém, nỗ lực vươn lên trong thực hiện nhiệm vụ chính trị, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, lối sống và xuất hiện ngày càng nhiều tập thể, cán bộ, đảng viên tận tụy với công việc, gắn bó với cơ quan, doanh nghiệp.

Việc phát huy vai trò nêu gương, nhất là của người đứng đầu cấp ủy trong Đảng bộ Khối đã tạo sức lan tỏa lớn, góp phần định hướng hành vi đối với cán bộ, đảng viên, người lao động trong toàn Khối.

Bài 3: Mạnh tay thanh lọc đội ngũ, chỉnh đốn tổ chức

Đội ngũ cán bộ, đảng viên hội tụ cả năng lực và phẩm chất là nền tảng quan trọng tiên quyết để xây dựng tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh, đủ sức lãnh đạo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ trong mọi điều kiện, hoàn cảnh. Để tiến hành hiệu quả nội dung quan trọng này, Đảng bộ Khối Doanh nghiệp Trung ương đã quyết liệt trong việc thanh lọc đội ngũ, chỉnh đốn tổ chức; đẩy mạnh kiểm tra, giám sát để ngăn ngừa và xử lý nghiêm sai phạm, không có vùng cấm, không có ngoại lệ.

Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc làm việc của Thường trực Chính phủ với Đảng ủy Khối doanh nghiệp Trung ương về lãnh đạo, chỉ đạo công tác cơ cấu lại, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước _ Ảnh: VGP
Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc làm việc của Thường trực Chính phủ với Đảng ủy Khối doanh nghiệp Trung ương về lãnh đạo, chỉ đạo công tác cơ cấu lại, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước _ Ảnh: VGP


Không để thiếu sót, khuyết điểm trở thành vi phạm

Từ ngày 12 đến ngày 15-6-2023, Ủy ban Kiểm tra Trung ương họp kỳ họp thứ 29. Căn cứ quy định của Đảng, Ủy ban Kiểm tra Trung ương quyết định thi hành kỷ luật cảnh cáo đồng chí Bùi Hồng Minh, Ủy viên Ban Cán sự Đảng, Thứ trưởng Bộ Xây dựng, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Chủ tịch Hội đồng Thành viên, nguyên Tổng Giám đốc Tổng Công ty Xi măng Việt Nam. Trước đó, tại kỳ họp thứ 26 vào cuối tháng 2-2023, Ủy ban Kiểm tra Trung ương xem xét kết quả giải quyết tố cáo đồng chí Bùi Hồng Minh. Ủy ban Kiểm tra Trung ương nhận thấy đồng chí Bùi Hồng Minh trên các cương vị công tác của mình đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc, những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh và công tác cán bộ; có nguy cơ mất vốn đầu tư.

Triển khai thông báo Kỳ họp thứ 26 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương đã có các kế hoạch, quyết định, văn bản chỉ đạo Đảng ủy Tổng Công ty Xi măng Việt Nam, tập thể, cá nhân có liên quan tiến hành việc xem xét, kiểm điểm trách nhiệm liên quan đến các nội dung được chỉ ra trong kết luận tại Kỳ họp thứ 26. Thực hiện kế hoạch của Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương, Đảng ủy Tổng Công ty Xi măng Việt Nam xây dựng kế hoạch và tiến hành kiểm điểm với tập thể Ban thường vụ Đảng ủy Tổng Công ty nhiệm kỳ 2015 - 2020, cùng các cá nhân thuộc quản lý của Đảng ủy Tổng Công ty.

Các tập thể, cá nhân thuộc quản lý của Đảng ủy Tổng Công ty Xi măng Việt Nam tiến hành kiểm điểm, xem xét trách nhiệm. Đảng ủy Tổng Công ty Xi măng Việt Nam đã có văn bản báo cáo Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương về việc thực hiện kế hoạch, các quyết định chỉ đạo của Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương về việc tiến hành xem xét, kiểm điểm trách nhiệm tập thể cá nhân liên quan được chỉ ra trong kết luận kỳ hợp thứ 26 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương. Việc kiểm điểm xem xét trách nhiệm của tập thể, cá nhân liên quan được Đảng ủy Tổng Công ty Xi măng Việt Nam tiến hành nghiêm túc, cầu thị đối chiếu đúng với Điều lệ Đảng, Quy định số 69-QĐ/TW, ngày 6-7-2022, của Bộ Chính trị, “Về kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm và các quy định có liên quan để đưa ra các hình thức kỷ luật thể hiện tính nghiêm minh của Đảng”.

Thực tiễn vụ việc nêu trên cũng như kết quả xây dựng, chỉnh đốn Đảng hơn nửa nhiệm kỳ qua của Đảng bộ Khối Doanh nghiệp Trung ương cho thấy tinh thần quyết liệt, nghiêm túc, thẳng thắn nhìn nhận khuyết điểm để khắc phục, sửa chữa. Các cấp ủy và ủy ban kiểm tra các cấp đã tăng cường kiểm tra, giám sát, góp phần phát hiện và phòng ngừa, ngăn chặn vi phạm từ khi còn mới manh nha, không để thiếu sót, khuyết điểm trở thành vi phạm, vi phạm ít nghiêm trọng trở thành vi phạm nghiêm trọng, vi phạm của cá nhân trở thành vi phạm của tổ chức.

Căn cứ Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XII, Hướng dẫn số 21-HD/BTCTW của Ban Tổ chức Trung ương và các văn bản quy định khác của Trung ương về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên và tình hình của Đảng bộ Khối Doanh nghiệp Trung ương, Ban Thường vụ Đảng ủy Khối đã cụ thể hóa 27 biểu hiện về suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn  biến”, “tự chuyển hóa” thành 90 biểu hiện cụ thể để cán bộ, đảng viên đối chiếu, tự xem xét bản thân có vi phạm biểu hiện nào, trên cơ sở đó xây dựng báo cáo kiểm điểm của cá nhân, kiểm điểm trước chi bộ và trước các tập thể lãnh đạo quản lý hằng năm.

Cấp ủy, lãnh đạo các doanh nghiệp chủ động lựa chọn những vấn đề bức xúc, nổi cộm để giải quyết dứt điểm, đặc biệt là các tồn tại, yếu kém trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư. Nhiều dự án của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam có chuyển biến tích cực (các dự án nhiên liệu sinh học Dung Quất, Bình Phước tiếp tục được tái khởi động; dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 từng bước được hoàn thiện, Nhà máy Xơ xợi Đình Vũ đã bảo toàn được vốn, người lao động có công ăn việc làm, khẳng định được chất lượng sản phẩm và dần lấy lại niềm tin của khách hàng, đối tác trong và ngoài nước). Tập đoàn Điện lực Việt Nam chỉ đạo tập trung xử lý các tồn tại trong sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tiến độ đầu tư các dự án nguồn và lưới điện, đưa vào vận hành nhiều dự án quan trọng. Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam quyết liệt thực hiện các biện pháp khắc phục sai phạm, khuyết điểm ngay sau khi có Thông báo số 448 của Ủy ban kiểm tra Trung ương; tiến hành kỷ luật nghiêm minh về Đảng và chuyên môn tập thể, cá nhân sai phạm; đến nay cơ bản khắc phục xong các sai phạm, khuyết điểm. Tập đoàn Hóa chất Việt Nam tập trung chỉ đạo khắc phục các dự án thua lỗ theo Đề án 1468, Công ty CP DAP-Vinachem đã có lãi 3 năm (2017 - 2019) và hoàn thành công tác quyết toán, đang được xem xét đưa ra khỏi danh sách các đơn vị theo Đề án 1468. Ngân hàng Phát triển Việt Nam lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt công tác đôn đốc thu hồi nợ, xử lý tài sản bảo đảm; rà soát, đánh giá cụ thể từng dự án vay vốn để xác định nợ xấu, triển khai giải pháp xử lý nợ xấu. Tổng công ty Truyền thông Đa phương tiện (VTC) tập trung chỉ đạo dứt điểm việc hoàn thành bàn giao tài sản, tài chính của Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC về Đài Tiếng nói Việt Nam. Tổng công ty Xi măng Việt Nam tập trung giải quyết dứt điểm những khó khăn, bức xúc trong quá trình tái cơ cấu, cổ phần hóa doanh nghiệp... Việc kịp thời chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại, yếu kém đã góp phần ổn định sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, thu nhập cho người lao động.

Để kịp thời phát hiện những thiếu sót, khuyết điểm, định kỳ, cấp ủy các cấp đã lãnh đạo, chỉ đạo đơn vị tổ chức tiếp xúc, đối thoại với cán bộ, công nhân viên chức và người lao động để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng và giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc; định hướng, tuyên truyền, vận động cán bộ, công nhân viên chức và người lao động tham gia đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi những biểu hiện tiêu cực, tham nhũng, lãng phí trong cán bộ, đảng viên; tăng cường đăng tải những thông tin chính thống, nêu gương người tốt, việc tốt, lấy cái “đẹp” dẹp cái “xấu”; đồng thời, phản biện lại những thông tin sai trái, phiến diện của các thế lực thù địch trên không gian mạng, góp phần khắc phục việc nói và viết không đúng với quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; nói không đi đôi với làm; nói nhiều làm ít; nói một đằng, làm một nẻo; nói trong hội nghị khác ngoài hội nghị.

Đảng bộ Khối và các tổ chức đảng trực thuộc cũng tăng cường và nâng cao hiệu quả xây dựng Đảng về đạo đức. Nêu cao tinh thần tự giác tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của cán bộ, đảng viên. Đẩy mạnh giáo dục đạo đức cách mạng, thực hiện thường xuyên, sâu rộng, có hiệu quả việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; thực hiện đồng bộ với các quy định của Đảng về trách nhiệm nêu gương của Trung ương và Đảng ủy Khối. Cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt các cấp gương mẫu thực hiện các quy định của Đảng về chuẩn mực đạo đức, lối sống; về những điều đảng viên không được làm; về văn hóa công sở, văn hóa ứng xử... Các cấp ủy, chi bộ chú trọng giám sát đạo đức, lối sống đảng viên trong sinh hoạt cấp ủy, chi bộ, giữ mối liên hệ với cấp ủy nơi cư trú, quan hệ đồng chí, đồng nghiệp, quan hệ cộng đồng, gia đình, xã hội; thực hiện nghiêm túc công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật; có giải pháp khắc phục đối với tổ chức đảng, đảng viên yếu kém. Bản lĩnh chính trị của các cấp ủy và cán bộ, đảng viên trong lãnh đạo giải quyết những vấn đề khó khăn, phức tạp của cơ quan, đơn vị, trong tự phê bình và phê bình; đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí; đấu tranh phản bác những quan điểm sai trái, thù địch... được nâng lên.

Việc kịp thời chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại, yếu kém đã góp phần ổn định sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, thu nhập cho người lao động trong toàn Đảng bộ Khối Doanh nghiệp Trung ương. Cùng với đó, Đảng ủy Khối lãnh đạo, chỉ đạo các đảng ủy trực thuộc thực hiện tốt công tác chính trị, tư tưởng, công tác tuyên truyền, thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4, Kết luận 21-KL/TW, các quy định về nêu gương gắn với Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị. Chỉ đạo thực hiện nghiêm việc đăng ký và thực hiện bản cam kết rèn luyện, tu dưỡng hằng năm của cán bộ, đảng viên cụ thể, thực tế, phù hợp với vai trò, vị trí công tác của từng doanh nghiệp, đơn vị và cá nhân. Kết quả thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4, Kết luận 21, các quy định về nêu gương gắn với Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị được xác định là một trong những tiêu chuẩn quan trọng đánh giá, phân loại tổ chức đảng và chất lượng đảng viên cuối năm.

Thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15-5-2016, của Bộ Chính trị; Kế hoạch số 03-KH/TW, ngày 25-7-2016, của Ban Bí thư Trung ương Đảng và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Ban Tuyên giáo Trung ương, Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương đã ban hành 13 kế hoạch, 7 hướng dẫn, 1 quy chế và nhiều văn bản khác để lãnh đạo, chỉ đạo triển khai tổ chức thực hiện nghiêm túc trong toàn Đảng bộ.  Đảng ủy Khối phân công 1 đồng chí Thường trực trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo; giao Ban Tuyên giáo Đảng ủy Khối là Cơ quan thường trực tham mưu việc thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW trong Đảng bộ Khối.

Việc thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW trong toàn Đảng bộ Khối có ý nghĩa rất quan trọng, đã khơi dậy niềm tin và khát vọng vươn lên của cán bộ, đảng viên, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, thi đua học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, góp phần hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ xây dựng đảng và nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ Khối; xây dựng và thực hiện nghiêm quy chế làm việc, các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng, nguyên tắc tập trung dân chủ, chế độ tự phê bình và phê bình, trách nhiệm người đứng đầu, chế độ nêu gương…; duy trì nền nếp sinh hoạt cấp ủy, chi bộ, xây dựng chi, đảng bộ trong sạch, vững mạnh; nâng cao vai trò lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và đảng viên; nghiêm túc thực hiện các nghị quyết, kết luận, chỉ thị của Trung ương, của Chính phủ, các bộ, ngành về sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước, thực hiện Đề án tái cơ cấu đã được phê duyệt.

Thông qua xây dựng và thực hiện các chuẩn mực đạo đức theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong Đảng bộ Khối Doanh nghiệp Trung ương đã kịp thời chấn chỉnh lề lối, tác phong làm việc của đội ngũ cán bộ, đảng viên, người lao động, tạo những chuyển biến rõ nét về kỷ luật, kỷ cương trong thực hiện các nhiệm vụ; bước đầu có những thay đổi tích cực chống bệnh “thành tích”, bệnh “hình thức”; có nhiều kết quả cụ thể trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tiêu cực,…

Thông qua xây dựng và thực hiện các chuẩn mực đạo đức theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã kịp thời chấn chỉnh lề lối, tác phong làm việc của đội ngũ cán bộ, đảng viên, người lao động, tạo những chuyển biến rõ nét về kỷ luật, kỷ cương trong thực hiện các nhiệm vụ; đổi mới phong cách làm việc gần dân, sát dân, lắng nghe, đối thoại trực tiếp với người lao động; bước đầu có những thay đổi tích cực chống bệnh “thành tích”, bệnh “hình thức”; có nhiều kết quả cụ thể trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tiêu cực; nâng cao ý thức gương mẫu và tinh thần trách nhiệm, “nói đi đôi với làm” của cán bộ, đảng viên nhất là cấp ủy, cán bộ chủ chốt các cấp, nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị của doanh nghiệp, đơn vị, góp phần củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên, người lao động trong Khối với Đảng, Nhà nước. Từ đó, nhiều cán bộ, đảng viên đã từng bước khắc phục những khuyết điểm, yếu kém, nỗ lực vươn lên trong thực hiện nhiệm vụ chính trị, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, lối sống và xuất hiện ngày càng nhiều tập thể, cán bộ, đảng viên tận tụy với công việc, gắn bó với cơ quan, doanh nghiệp.

Việc làm theo Bác tại các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất, kinh doanh được cụ thể hóa gắn với các cuộc vận động, phong trào thi đua lao động giỏi, lao động sáng tạo; phong trào phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất, kinh doanh, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của từng đơn vị. Qua phong trào thi đua của các đơn vị đã xuất hiện nhiều tấm gương lao động giỏi, lao động sáng tạo, đức tính hy sinh, gương mẫu, trung thực, có sức lan tỏa lớn, góp phần định hướng hành vi đối với cán bộ, đảng viên, người lao động trong toàn Khối như sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh thường dạy: Một tấm gương sống có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền.

Phát biểu tại cuộc làm việc với Đảng ủy Khối doanh nghiệp Trung ương ngày 12-7-2022, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, khu vực doanh nghiệp nhà nước là lực lượng vật chất quan trọng của kinh tế nhà nước, đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng, an sinh xã hội, thực hiện các nhiệm vụ chính trị do Đảng và Nhà nước giao, thể hiện vai trò nòng cốt trong một số ngành, lĩnh vực và tạo nguồn thu đáng kể cho ngân sách nhà nước, góp phần dẫn dắt, tạo điều kiện cho khu vực kinh tế ngoài nhà nước phát triển. Trong giai đoạn nước ta chịu ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 vừa qua, vai trò của khu vực doanh nghiệp nhà nước đã được phát huy và thể hiện rất rõ nét, tích cực triển khai và hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần bảo đảm an sinh xã hội, ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn và tham gia phòng, chống dịch.

“Những kết quả chung của cả nước đạt được thời gian qua có sự đóng góp quan trọng của các doanh nghiệp nhà nước và Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương… Khẳng định doanh nghiệp nhà nước là lực lượng vật chất quan trọng của kinh tế nhà nước, đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng,  an ninh,  an sinh xã hội, thực hiện các nhiệm vụ chính trị do Đảng và Nhà nước giao, thể hiện vai trò nòng cốt trong một số ngành, lĩnh vực và tạo nguồn thu đáng kể cho ngân sách nhà nước, góp phần dẫn dắt, tạo điều kiện cho khu vực kinh tế ngoài nhà nước phát triển.”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh.

Thủ tướng nhấn mạnh, Đảng ủy Khối có vai trò rất quan trọng trong công tác cơ cấu lại doanh nghiệp Nhà nước, nhất là trong việc phát huy tối đa các nguồn lực mà khối doanh nghiệp Nhà nước đang nắm giữ. Thời gian qua, Đảng ủy Khối đạt được những kết quả rất đáng trân trọng trong công tác xây dựng Đảng, lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị, sản xuất kinh doanh, quản lý đội ngũ cán bộ, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức Đảng và đảng viên trong Khối doanh nghiệp nhà nước.

Những kết quả chung của cả nước đạt được thời gian qua có sự đóng góp quan trọng của các doanh nghiệp nhà nước và Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương. Thủ tướng đánh cao sự chủ động, trách nhiệm và phối hợp chặt chẽ của Đảng ủy Khối với các cơ quan của Chính phủ, nổi bật là trong xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, từng bước nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ trí tuệ, ý chí phấn đấu của tổ chức đảng, cấp ủy đảng, cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt. Cùng với đó, lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chủ trương cơ cấu lại, nâng cao hiệu quả để doanh nghiệp nhà nước giữ vững vai trò nòng cốt và dẫn dắt trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Bám sát thực tiễn để tham mưu, đề xuất Chính phủ giải quyết các khó khăn, ách tắc, góp phần xử lý các khó khăn, ách tắc của cả nền kinh tế. 

Bịt kín “khoảng trống”, “kẽ hở” để không thể tham nhũng, tiêu cực

Phát biểu tại Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Quy chế phối hợp công tác giữa Ban Nội chính Trung ương và Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương, đồng chí Phan Đình Trạc, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã đánh giá cao kết quả công tác phối hợp, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị được giao của hai cơ quan. Đồng chí nhấn mạnh, hai cơ quan cần nâng cao hơn nữa hiệu quả phối hợp trong tham mưu xây dựng, hoàn thiện thể chế, pháp luật về kinh tế - xã hội nói chung và trong hoạt động doanh nghiệp nói riêng. Nhất là phối hợp trong phát hiện, kiến nghị khắc phục những sơ hở, bất cập về cơ chế, chính sách, pháp luật liên quan quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công, hoạt động đầu tư công, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước..., góp phần bịt kín những “khoảng trống”, “kẽ hở” để không thể tham nhũng, tiêu cực; rà soát, phân tích, đánh giá các hành vi vi phạm pháp luật qua xử lý các vụ án, vụ việc vừa qua liên quan doanh nghiệp nhà nước để rút ra bài học kinh nghiệm nhằm tăng cường các biện pháp ngăn chặn từ sớm, từ xa, phòng ngừa sai phạm, đồng thời kiến nghị sửa đổi, hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật, tạo hành lang pháp lý an toàn, vững chắc cho hoạt động của các doanh nghiệp, không để xảy tra các vụ án, vụ việc tương tự trong thời gian tới. 

Bịt kín những “khoảng trống”, “kẽ hở” để không thể tham nhũng, tiêu cực cũng là một trong những nội dung được các cấp ủy trong toàn Đảng bộ Khối Doanh nghiệp Trung ương quan tâm lãnh đạo, triển khai nhiều giải pháp tích cực.

Các cấp ủy trong Đảng bộ Khối đã tập trung đổi mới, nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát. Đã xây dựng, ban hành 1 nghị quyết chuyên đề, 1 chỉ thị, 5 quyết định về quy trình, quy định công tác kiểm tra, giám sát của cấp ủy, ủy ban kiểm tra để thực hiện thống nhất trong Đảng bộ Khối. Lãnh đạo, chỉ đạo cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp rà soát, bổ sung, sửa đổi, ban hành trên 1.243 văn bản, quy chế, quy định, quy trình về công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng, các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát; ban hành quy chế làm việc của cấp ủy, ủy ban kiểm tra đảng ủy, phân công nhiệm vụ cho cấp ủy viên, ủy viên ủy ban kiểm tra; phân công đồng chí bí thư trực tiếp phụ trách công tác kiểm tra, giám sát, phòng, chống tham nhũng; quan tâm củng cố, kiện toàn ủy ban kiểm tra các cấp; chỉ đạo hợp nhất cơ quan ủy ban kiểm tra với cơ quan chuyên môn có chức năng, nhiệm vụ tương đồng của doanh nghiệp. Cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp thực hiện nghiêm túc việc báo cáo kết quả công tác kiểm tra, giám sát với cấp trên theo quy định, chủ động triển khai thực hiện quy chế phối hợp đã ký giữa Đảng ủy Khối với một số Ban xây dựng Đảng Trung ương, Ban cán sự đảng một số bộ, ngành để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát.

Đảng ủy Khối lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp đổi mới việc xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình kiểm tra, giám sát theo đúng quy định của Đảng, trong đó có nội dung kiểm tra, giám sát về đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng. Từ năm 2007 đến tháng 10-2021, các cấp ủy, tổ chức đảng trong Đảng bộ Khối đã thành lập 50.953 đoàn kiểm tra, giám sát định kỳ, 1.146 đoàn kiểm tra, giám sát đột xuất. Cấp uỷ, tổ chức đảng, ủy ban kiểm tra các cấp đã kiểm tra, giám sát đối với 53.346 lượt tổ chức đảng, 179.474 lượt đảng viên, qua kiểm tra đã xem xét, thi hành kỷ luật đối với 46 tổ chức đảng và 2.542 đảng viên. Việc thi hành kỷ luật trong Đảng các cấp ủy lãnh đạo thực hiện nghiêm minh, khách quan, đúng quy định.

Ðại hội XIII của Ðảng khẳng định, kinh tế nhà nước là công cụ, lực lượng vật chất quan trọng để Nhà nước giữ ổn định kinh tế vĩ mô, định hướng, điều tiết, dẫn dắt thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, khắc phục các khuyết tật của cơ chế thị trường. Là một thành phần trong đó, doanh nghiệp nhà nước có nhiệm vụ quan trọng là tập trung vào lĩnh vực then chốt, địa bàn quan trọng, quốc phòng, an ninh; hoạt động theo cơ chế thị trường, quản trị hiện đại theo chuẩn mực quốc tế; lấy hiệu quả kinh tế làm tiêu chí đánh giá chủ yếu, cạnh tranh bình đẳng với doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế. Ðây là những "địa bàn" rất dễ xảy ra tham nhũng, tiêu cực. Vì vậy, việc phòng, chống đấu tranh tham nhũng, tiêu cực trong khu vực doanh nghiệp nhà nước càng phải kiên quyết, kiên trì.

Ðảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương đã ban hành các chỉ thị, kết luận về tăng cường sự lãnh đạo của Ðảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong Ðảng bộ Khối; Quy định về biện pháp ngăn chặn và xử lý cán bộ, đảng viên trong Ðảng bộ Khối có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao; Quy định về kiểm tra, giám sát việc kê khai tài sản của cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Ðảng ủy Khối quản lý...

Các cấp ủy trong Ðảng bộ Khối đã lãnh đạo xây dựng, ban hành đầy đủ, đồng bộ các quy chế, quy định nội bộ về quản lý tài chính, định mức chi tiêu, mua sắm, xây dựng cơ bản, công tác cán bộ, chuyển đổi vị trí công tác, minh bạch quy trình, thủ tục giải quyết nghiệp vụ; ban hành Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Trong năm 2022, Ðảng ủy Khối và các đảng ủy trực thuộc đã tiến hành kiểm tra, giám sát chuyên đề đối với 6.928 tổ chức đảng, 10.757 đảng viên; đã thi hành kỷ luật 274 tổ chức đảng và 219 đảng viên vi phạm.

Cấp ủy, tổ chức đảng, ủy ban kiểm tra đảng ủy các cấp trong Ðảng bộ Khối tập trung kiểm tra, giám sát đối với cấp ủy viên các cấp, cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt diện cấp ủy quản lý về trách nhiệm nêu gương trong thực hiện các quy định của Ðảng và Nhà nước về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; thanh tra, kiểm tra, giám sát những lĩnh vực chuyên môn sâu, hoạt động có tính chất khép kín, bí mật dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực như: công tác cán bộ, quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên, khoáng sản, mua bán, chuyển nhượng tài sản, các dự án đầu tư lớn, mua sắm lớn, cổ phần hóa, thoái vốn trong tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, quản lý vốn, tài sản nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, hoạt động huy động vốn, phát hành trái phiếu.

Các đảng ủy tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng lãnh đạo, chỉ đạo hội đồng thành viên, hội đồng quản trị, ban điều hành triển khai thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp phòng, chống tham nhũng, lãng phí; thực hiện nghiêm quy định về kiểm tra, kiểm soát kê khai tài sản, thu nhập, nhất là đối với người có chức vụ, quyền hạn, về công khai, minh bạch trong hoạt động của các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị; đôn đốc, kiểm tra việc xây dựng và thực hiện quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp, việc luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý và định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ theo quy định để phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

“Cần nâng cao hơn nữa hiệu quả phối hợp trong tham mưu xây dựng, hoàn thiện thể chế, pháp luật về kinh tế - xã hội nói chung và trong hoạt động doanh nghiệp nói riêng. Nhất là phối hợp trong phát hiện, kiến nghị khắc phục những sơ hở, bất cập về cơ chế, chính sách, pháp luật liên quan quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công, hoạt động đầu tư công, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước..., góp phần bịt kín những “khoảng trống”, “kẽ hở” để không thể tham nhũng, tiêu cực,…”, đồng chí Phan Đình Trạc, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực lưu ý.

Việc lãnh đạo và tổ chức thực hiện các nội dung về công tác kiểm tra, giám sát theo đúng quy định của Điều lệ Đảng được Đảng ủy Khối tăng cường. Ngay từ đầu nhiệm kỳ, Đảng ủy Khối đã tích cực quán triệt và tổ chức thực hiện đầy đủ và nghị quyết, quyết định, quy định, hướng dẫn của Trung ương; ban hành nhiều văn bản cụ thể hóa để lãnh đạo, chỉ đạo các tổ chức đảng thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát. Đảng ủy Khối đã ban hành Chương trình kiểm tra, giám sát nhiệm kỳ 2020 - 2025 và hằng năm, ban hành Quy chế làm việc của Uỷ ban Kiểm tra Đảng uỷ Khối nhiệm kỳ 2020 - 2025, ban hành 1 nghị quyết chuyên đề về công tác kiểm tra, giám sát, 1 quy định, 2 kế hoạch, 2 quy trình, quy định; đồng thời chỉ đạo Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Khối rà soát, sửa đổi, bổ sung nhiều văn bản theo quy định, hướng dẫn mới của Trung ương về công tác kiểm tra, giám sát để thực hiện thống nhất trong Đảng bộ Khối.

Cấp ủy, ủy ban kiểm tra đảng ủy trực thuộc đã ban hành và thực hiện quy chế, quy định về công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng. Đảng ủy Khối đã tổ chức sơ kết, tổng kết các nghị quyết, chỉ thị của Trung ương về chuyên đề có nội dung liên quan đến công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Uỷ ban kiểm tra các cấp tích cực, thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ cấp uỷ giao và tham mưu giúp cấp uỷ cùng cấp về công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật Đảng. Thực hiện quy hoạch, đào tạo, bố trí cán bộ làm công tác kiểm tra, giám sát của cấp ủy theo đề án nhân sự uỷ ban kiểm tra và theo Quy định số 87-QĐ/TW, ngày 28-10-2022 của Ban Bí thư. 

Cấp ủy viên các cấp tiếp tục thực hiện nhiệm vụ giám sát thường xuyên đối với tổ chức đảng được phân công phụ trách, theo dõi. Ban Thường vụ Đảng ủy Khối đã phân công đồng chí Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Khối phụ trách công tác kiểm tra, giám sát, chỉ đạo thường xuyên đối với các hoạt động của Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Khối. Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Khối ban hành Quy chế, phân công nhiệm vụ thành viên Ủy ban Kiểm tra, phân công cán bộ theo dõi địa bàn; ban hành mẫu báo cáo kết quả giám sát thường xuyên để hướng dẫn, đôn đốc, chỉ đạo các đảng ủy, ủy ban kiểm tra đảng ủy trực thuộc thực hiện nghiêm túc quy định, hướng dẫn và phối hợp thực hiện nhiệm vụ giám sát thường xuyên đối với tổ chức đảng, đảng viên theo quy định. Thông qua giám sát thường xuyên, kịp thời phát hiện, ngăn chặn tổ chức đảng, cán bộ đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm.

Tại cuộc làm việc của Thường trực Chính phủ với Đảng ủy Khối doanh nghiệp Trung ương, Thủ tướng nhấn mạnh, trong bất cứ hoàn cảnh nào, các doanh nghiệp Nhà nước cũng phải góp phần quan trọng xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; thực hiện nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách hiện nay là ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, trong đó, thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt, an toàn, thận trọng, chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, bảo đảm hiệu quả, quản lý chặt chẽ giá cả, thị trường; phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Thủ tướng yêu cầu, cần thực hiện nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính trong quản lý, sản xuất, kinh doanh, tăng cường kiểm tra giám sát; thực hiện nghiêm các nguyên tắc lãnh đạo của Đảng để thực hiện các nhiệm vụ chính trị được giao; đẩy mạnh hơn nữa việc xây dựng tổ chức Đảng trong sạch vững mạnh, góp phần giữ vững kỷ luật, kỷ cương trong Đảng.

Từ đầu nhiệm kỳ tới nay, Đảng ủy Khối đã lãnh đạo, chỉ đạo các tổ chức đảng có liên quan chấp hành nghiêm túc các kế hoạch kiểm tra của Ban Bí thư và Ủy ban Kiểm tra Trung ương; chủ động xây dựng, tập trung triển khai hoàn thành Kế hoạch khắc phục những hạn chế, khuyết điểm theo các thông báo của Ban Bí thư và Ủy ban Kiểm tra Trung ương. Thường xuyên rà soát, đôn đốc các đảng ủy trực thuộc nghiêm túc chấn chỉnh khắc phục các khuyết điểm, hạn chế đã được Trung ương, Đảng ủy Khối chỉ ra tại thông báo kết luận kiểm tra, giám sát.

Cấp ủy các cấp đã xây dựng chương trình kiểm tra, giám sát nhiệm kỳ, hằng năm và tiến hành kiểm tra đối với 2.623 tổ chức đảng và 18.412 đảng viên; kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với 23 đảng viên; giám sát đối với 2.284 tổ chức đảng và 14.197 đảng viên; thi hành kỷ luật đối với 17 tổ chức đảng và 633 đảng viên; giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng đối với 2 trường hợp. Ủy ban kiểm tra các cấp tham mưu cấp uỷ lãnh đạo, chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát và chủ động xây dựng chương trình nhiệm kỳ, hằng năm và đã tiến hành kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với 17 tổ chức đảng và 102 đảng viên; kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng đối với 2.191 tổ chức đảng; kiểm tra tài chính đảng, quản lý việc thu, nộp, sử dụng đảng phí đối với 1.893 tổ chức đảng và 5.287 đảng viên; giám sát đối với 1.929 tổ chức đảng và 4.332 đảng viên; thi hành kỷ luật đối với 1 tổ chức đảng và 59 đảng viên; giải quyết tố cáo đối với 3 tổ chức đảng và 36 đảng viên; giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng đối với 3 đảng viên. Nội dung kiểm tra, giám sát tập trung vào việc tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Trung ương; việc chấp hành quy chế làm việc; thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và sinh hoạt đảng; công tác tổ chức, cán bộ; công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII, XIII; việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; việc lãnh đạo chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và công tác đầu tư; kết quả thực hiện cơ cấu lại doanh nghiệp...

Việc đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” được quán triệt, triển khai, tổ chức nghiêm túc theo Nghị quyết Trung ương 4 khoá XIII gắn với thực hiện Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18-5-2021, của Bộ Chính trị, “Về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW, ngày 15-5-2016, của Bộ Chính trị và các quy định về trách nhiệm nêu gương của người đứng đầu. Năm 2021, Ban Thường vụ Đảng ủy Khối gợi ý kiểm điểm đối với 3 tập thể. Năm 2022, Ban Thường vụ Đảng uỷ Khối đã quyết định gợi ý kiểm điểm đối với 7 tập thể, trong đó, chỉ đạo xác định rõ hơn vai trò của cấp ủy, đặc biệt là trách nhiệm của người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ nhằm giải quyết kịp thời những vấn đề tồn tại, hạn chế kéo dài. Chủ động phát hiện, nhận diện, đấu tranh, xử lý, ngăn chặn các biểu hiện suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trực tiếp gây trở ngại, khó khăn đến quá trình thực hiện nhiệm vụ tại doanh nghiệp, đơn vị.

Bằng những giải pháp quyết liệt, đồng bộ, nhất là kịp thời phát hiện, ngăn ngừa sai phạm trong toàn Đảng bộ đã làm chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, thúc đẩy sự tự giác, thống nhất trong hành động của cán bộ, đảng viên và phát huy tinh thần gương mẫu của người đứng đầu cấp ủy, doanh nghiệp, đơn vị trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Bài 4: Tỉnh táo trước mối nguy làm suy yếu tổ chức đảng

Đoàn kết thống nhất là nguồn gốc của sức mạnh, then chốt của thành công. Vấn đề ở chỗ phải đoàn kết thực chất, phát huy dân chủ thực chất chứ không phải đoàn kết xuôi chiều, dân chủ hình thức - mối nguy làm suy yếu tổ chức đảng. Nhận diện rõ sự nguy hại này, Đảng bộ Khối Doanh nghiệp Trung ương có nhiều biện pháp trong phòng, chống đoàn kết xuôi chiều, dân chủ hình thức.

Đoàn kết xuôi chiều nguy hại như mất đoàn kết

Trong hơn nửa nhiệm kỳ qua, vấn đề nổi cộm nhất tại Tổng công ty Hàng không Việt Nam (VNA) là do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, hoạt động sản xuất kinh doanh đặc biệt khó khăn, việc làm, đời sống của người lao động bị ảnh hưởng nghiêm trọng, nếu không xử lý tốt công tác tư tưởng có thể xuất hiện tư tưởng hoang mang, lo lắng, thậm chí có thể có tình trạng chảy máu chất xám với lao động chất lượng cao, lao động đặc thù. Trước khó khăn chưa từng có tiền lệ này, cấp ủy các cấp trong toàn Đảng bộ Tổng công ty xác định, hơn bao giờ hết, cần phải nêu cao tinh thần đoàn kết nội bộ, lãnh đạo đơn vị vượt qua khó khăn thử thách.

Trước hết, Đảng ủy, Ban Giám đốc cùng cấp ủy các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đã chủ động tiến hành nhiều giải pháp để ổn định tư tưởng cho cán bộ, đảng viên yên tâm công tác. Theo đó, lãnh đạo Tổng công ty cùng các cấp ủy, Ban Chấp hành các đoàn thể thường xuyên sâu sát, quản lý, nắm chắc tình hình tư tưởng, chủ động công bố tình hình thực tế, những khó khăn nghiêm trọng và hậu quả, ảnh hưởng của nó tới người lao động cùng các giải pháp khắc phục của Tổng công ty, kêu gọi sự chia sẻ, đóng góp của cán bộ, đảng viên và người lao động; thường xuyên tiếp xúc, lắng nghe và giải đáp các ý kiến của người lao động; chủ động áp dụng các giải pháp hữu hiệu để phòng chống, dịch bệnh, bảo đảm an toàn cho người lao động, đồng thời động viên mọi nguồn lực để chăm lo đời sống cho người lao động, duy trì các chế độ cơ bản cho người lao động như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn và đặc biệt là chế độ bảo hiểm sức khỏe ưu việt... Do đó về cơ bản trong giai đoạn khó khăn nhất, song Tổng công ty vẫn bảo đảm được sự đồng thuận cao, cán bộ, đảng viên người lao động thấu hiểu và tin tưởng vào lãnh đạo, cùng đoàn kết, khắc phục khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ, đóng góp tích cực để Tổng công ty vượt qua giai đoạn khó khăn, từng bước phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh và tiếp tục phát triển.

Trong nửa đầu nhiệm kỳ 2020 - 2025, đồng chí Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Quản trị, các đồng chí Phó Bí thư đảng ủy Tổng công ty VNA đã trực tiếp triển khai các nghị quyết, chỉ thị của Đảng qua 4 đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng quán triệt tới 5.000 lượt cán bộ, đảng viên; đồng thời hàng năm đều tổ chức đối thoại với người lao động tại các đơn vị đặc thù như đoàn bay, đoàn tiếp viên… Bên cạnh đó, ban hành chính sách khuyến khích đặc biệt, khen thưởng, vinh danh đối với người lao động có thành tích đặc biệt xuất sắc, thực hiện công việc năng suất chất lượng cao.

Bao năm qua, cán bộ, công nhân viên ngành Điện vẫn đinh ninh lời căn dặn đó của Bác khi đến thăm Nhà máy Điện Yên Phụ và Nhà máy Đèn Bờ Hồ, ngày 21-12-1954. Nhờ có tầm nhìn chiến lược và chỉ đạo của Đảng và Bác Hồ, cùng sự đấu tranh quyết liệt của các tổ chức đoàn thể cách mạng, đặc biệt của công nhân điện Hà Nội, điều kỳ diệu đã xảy ra ngay sau khi tiếp quản Thủ đô - điện ở Hà Nội vẫn sáng. Điều đó đã làm những kẻ xâm lược bất ngờ bởi trước đó chúng từng tuyên bố, Pháp rút đi, chỉ một tuần Hà Nội sẽ chìm trong bóng tối. Và ngày 21-12 hằng năm đã trở thành ngày truyền thống của ngành Điện Việt Nam.

Đoàn kết đã trở thành nét đẹp văn hóa của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). Mỗi cán bộ, đảng viên, người lao động ngành Điện đều thấm nhuần tư tưởng, nhận thức về tinh thần đoàn kết nội bộ giúp đỡ, tương trợ nhau trong công việc và cuộc sống để tạo động lực cho sự phát triển của đơn vị nói riêng, của ngành Điện nói chung. Tinh thần đó đã được chuyển hóa thành hành động cụ thể, thiết thực. Phó Bí thư thường trực Đảng ủy Tập đoàn Điện lực Việt Nam Nguyễn Hữu Tuấn chia sẻ, lời dạy của Bác năm nào không chỉ khắc ghi trong ký ức những người thợ điện năm xưa, mà còn là bài học sâu sắc đến tận hôm nay.

Trước nhiều nguy cơ suy thoái mà Đảng ta đã cảnh báo, có vấn đề về biểu hiện mất đoàn kết. Nơi này, nơi khác vẫn còn tình trạng mượn cớ phát huy dân chủ, núp bóng phê bình để hạ thấp uy tín, bôi nhọ lẫn nhau thì lời căn dặn của Bác “phải đoàn kết chặt chẽ thi đua làm cho Nhà máy phát triển” lại càng có ý nghĩa hơn bao giờ hết. Và việc học Bác, thực hiện lời dạy của Bác về tinh thần đoàn kết được Đảng uỷ Tập đoàn EVN và các đảng uỷ trực thuộc cụ thể hóa bằng các chỉ thị, nghị quyết, các chương trình hành động và việc thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở. Cụ thể, Đảng ủy Tập đoàn đã ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chuyên đề năm 2023 với chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí” trong toàn Đảng bộ nhằm tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Chỉ thị số 05-CT/TW, Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị, Chuyên đề toàn khóa và các văn bản chỉ đạo của Trung ương, Đảng ủy Khối, tạo sự thống nhất trong tổ chức, học tập, tuyên truyền Chuyên đề toàn khóa, chuyên đề năm 2023 của Đảng ủy Tập đoàn. Các phong trào thi đua lao động sáng tạo, phong trào phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất kinh doanh; việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và thông qua phong trào đền ơn đáp nghĩa, các hoạt động vì cuộc sống cộng đồng. Nhiều đề tài sáng kiến kinh nghiệm được áp dụng trong và ngoài EVN góp phần đáng kể vào việc tăng năng suất lao động, sắp xếp lao động hợp lý.

Theo đồng chí Đặng Hoàng An - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tập đoàn Điện lực Việt Nam, EVN đã và đang trải qua giai đoạn khó khăn nhất, với những thử thách khốc liệt, xếp chồng, chưa có tiền lệ. Nhưng với sự đoàn kết, đồng lòng, Đảng ủy Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã lãnh đạo, chỉ đạo Tập đoàn, các tổ chức chính trị - xã hội cùng vượt qua khó khăn, bám sát các chỉ đạo của Trung ương, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, các ban, bộ, ngành để triển khai thực hiện các mặt hoạt động, các nhiệm vụ, giải pháp, thực hành tiết kiệm chống lãng phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh - đầu tư xây dựng, nỗ lực đảm bảo vận hành an toàn, ổn định hệ thống điện, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Đến nay, EVN đã cơ bản bảo đảm cung ứng đủ điện cho sản xuất kinh doanh và sinh hoạt của nhân dân, với nhiều mặt tích cực như: các nhà máy điện than đã đủ than để vận hành và dự trữ tồn kho; nhiên liệu dầu tại các nhà máy điện đều đáp ứng để huy động; thực hiện quyết liệt các chiến lược khai thác linh hoạt các hồ thủy điện miền Bắc với mục tiêu tích nước lên mực nước cao nhất vào cuối năm, để bảo đảm cung ứng điện mùa khô năm 2024. Điện sản xuất EVN và mua tháng 8-2023 ước đạt 24,76 tỷ kWh, tăng 4,9% so cùng kỳ. Lũy kế 08 tháng ước đạt 179,98 tỷ kWh, tăng 1,9% so cùng kỳ. Điện thương phẩm tháng 08/2023 ước đạt 23,467 tỷ kWh, tăng 6,96% so cùng kỳ. Lũy kế 8 tháng ước đạt 164,78 tỷ kWh, tăng 2,61% so cùng kỳ.

Thực tiễn chèo lái con thuyền cách mạng vượt qua nhiều cam go, thử thách hơn nửa nhiệm kỳ qua của Đảng bộ Khối Doanh nghiệp Trung ương đã minh chứng cho câu nói của Bác: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”. Đoàn kết ở đây không phải là kiểu “đóng kín cửa bảo nhau, giữ cái vỏ thống nhất bề ngoài mà bên trong thì lục đục”; không phải kiểu đoàn kết xuôi chiều, dân chủ hình thức, mà là sự đoàn kết thực chất trên tinh thần phát huy dân chủ thực chất và bảo đảm nguyên tắc “tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách”. Từ Đảng ủy Khối cho đến cấp ủy các cấp đều thấu triệt quan điểm "đoàn kết xuôi chiều nguy hại như mất đoàn kết". Bởi vậy, trong suốt quá trình lãnh đạo, cấp ủy các cấp trong toàn Đảng bộ Khối luôn phát huy tinh thần tự phê bình và phê bình, đoàn kết trong đảng, đoàn kết giữa cấp trên với cấp dưới, giữa cán bộ với đảng viên và người lao động...

Thực tế trong những năm qua, cơ cấu lại doanh nghiệp mới triển khai một chiều là giảm vốn, thoái vốn, cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước mà chưa quan tâm đến bổ sung vốn cho những doanh nghiệp có lĩnh vực kinh doanh then chốt, thiết yếu, các doanh nghiệp Nhà nước kinh doanh hiệu quả, giải quyết nhiều việc làm cho xã hội. Chủ trương giao doanh nghiệp Nhà nước tự chủ, tự chịu trách nhiệm và cạnh tranh bình đẳng với các thành phần kinh tế khác chưa được thể chế hóa trong thực tế. Tiến độ cổ phần hóa và thoái vốn của nhiều doanh nghiệp thực hiện chậm so với kế hoạch đề ra. Người đứng đầu, tập thể cấp ủy của một số doanh nghiệp còn lúng túng, thiếu quyết tâm, thiếu sâu sát trong lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát mục tiêu, lộ trình đề án tái cơ cấu; chưa kịp thời đề xuất các kiến nghị hoặc nội dung đề xuất thiếu khả thi trong việc giải quyết các khó khăn, vướng mắc nên thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp chậm so với đề án được phê duyệt. Tỷ lệ vốn nhà nước tại các doanh nghiệp sau cổ phần hóa hầu hết còn cao hơn mục tiêu đề án đề ra; vì vậy quản trị doanh nghiệp sau cổ phần hóa chưa có thay đổi thực chất, chưa đáp ứng theo các thông lệ, chuẩn mực quốc tế; tính công khai, minh bạch còn hạn chế. Năng lực cạnh tranh chưa cao, chưa xây dựng được nhiều thương hiệu mạnh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế…

Do đó, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đề án cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp, ngân hàng, đơn vị tiếp tục là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được Đại hội Đảng bộ Khối Doanh nghiệp Trung ương nhiệm kỳ 2020-2025 quyết nghị thực hiện hiệu quả. Thực tiễn thực hiện nhiệm vụ này đòi hỏi tinh thần đoàn kết, thống nhất rất cao trong tập thể Đảng ủy Khối. Theo đó, các cấp ủy lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện đề án, phương án cơ cấu lại doanh nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt; chủ động báo cáo, đề xuất với các cơ quan có thẩm quyền tháo gỡ khó khăn vướng mắc về cơ chế tại Nghị định 32/2018/NĐ-CP và Nghị định 126/2017/NĐ-CP để đẩy nhanh triển khai thoái vốn và cổ phần hóa. Rà soát, đánh giá toàn diện thực trạng các doanh nghiệp trực thuộc, các dự án, công trình đầu tư và vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp để có giải pháp cơ cấu lại, xử lý phù hợp. Kiên quyết xử lý dứt điểm các doanh nghiệp, các dự án đầu tư thua lỗ, kém hiệu quả. Triển khai đồng bộ các giải pháp để lành mạnh hóa tình hình tài chính, xử lý dứt điểm tồn đọng tài chính, nợ không có khả năng thanh toán và các tài sản không sinh lời của doanh nghiệp nhà nước. Tăng cường quản lý, xử lý nợ xấu, lành mạnh hóa tài chính và đầu tư của doanh nghiệp. Đẩy mạnh thoái vốn đầu tư ngoài ngành, tập trung phát triển lĩnh vực kinh doanh chính, kiên quyết khắc phục tình trạng đầu tư phân tán, dàn trải. Cơ cấu lại doanh nghiệp trên cơ sở nhiệm vụ được giao, ngành, nghề kinh doanh chính, khai thác tối đa tiềm năng, thế mạnh; triệt để tiết kiệm chi phí; nâng cao chất lượng hàng hóa, dịch vụ, uy tín và thương hiệu trên thị trường…

Với sự đoàn kết thống nhất cao trong cấp ủy, tổ chức đảng các cấp, nỗ lực đồng bộ thực hiện nghiêm túc cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp Nhà nước, thu gọn số lượng, tập trung vào những ngành, lĩnh vực then chốt; từng bước củng cố và phát triển hệ thống quản trị tiên tiến, đáp ứng các yêu cầu theo thông lệ quốc tế, minh bạch trong hoạt động; coi trọng chất lượng lao động, chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, chuyên môn sâu, kỹ năng giỏi, ý thức chấp hành pháp luật tốt, Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương và các cấp ủy trực thuộc thống nhất quyết tâm xây dựng và phát triển bền vững các doanh nghiệp Nhà nước ngày càng đáp ứng yêu cầu hội nhập, tham gia chuỗi cung ứng giá trị toàn cầu.

Dân chủ thực chất - biến khó khăn thành cơ hội

Xác định rõ phát huy dân chủ là một trong những giải pháp quan trọng để phát huy trí tuệ tập thể, Đảng ủy Tổng công ty MobiFone đã lãnh đạo, chỉ đạo Tổng giám đốc Tổng công ty phối hợp với Ban Chấp hành Công đoàn Tổng công ty nghiêm túc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở. Từ đó, các quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động trong toàn Tổng công ty được bảo đảm tuân thủ các quy định của pháp luật và quy định tại Quy chế dân chủ ở cơ sở tại Tổng công ty Viễn thông MobiFone.

Để phát huy dân chủ, cấp ủy các cấp trong Tổng công ty đã lãnh đạo, chỉ đạo việc tổ chức Hội nghị người lao động tại các cấp cơ sở trực thuộc Tổng công ty và tại cấp Tổng công ty một cách nghiêm túc, bảo đảm đúng quy trình, nội dung theo quy định. Hội nghị tập trung phát huy dân chủ, đóng góp ý kiến của người lao động vào biện pháp thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, cam kết thực hiện tốt chính sách với người lao động, cải thiện quan hệ lao động, giải quyết kịp thời những phát sinh trong quan hệ lao động, xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong Tổng công ty, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, duy trì việc làm, thu nhập của người lao động.

Hội nghị Người lao động cấp Tổng công ty đã tổng hợp, giải đáp đầy đủ các kiến nghị, đề xuất của người lao động tại Hội nghị Người lao động cấp đơn vị trực thuộc về các nội dung: Nội quy lao động, Thỏa ước lao động tập thể; Quy chế quản lý và sử dụng Quỹ chính sách xã hội; Quy chế quản lý và sử dụng Quỹ phúc lợi tập trung; Quy chế lương; Bảo hiểm xã hội và các Nội dung khác. Nghị quyết Hội nghị đại biểu Người lao động cấp Tổng công ty đã biểu quyết nhất trí đối với các nội dung: bổ sung nội dung hằng năm mua bảo hiểm sức khỏe cho cán bộ, công nhân viên Tổng công ty vào Thỏa ước lao động tập thể và sửa đổi nội dung về trợ cấp cho cán bộ, công nhân viên ốm đau, nằm viện theo hướng có lợi hơn cho người lao động.

Đảng bộ Tập đoàn Hoá chất Việt Nam trao tặng quà cho cán bộ, chiến sĩ và nhân dân đảo Sinh Tồn Đông, tháng 5-2023 _ Ảnh: doanhnghieptrunguong.vn
Đảng bộ Tập đoàn Hoá chất Việt Nam trao tặng quà cho cán bộ, chiến sĩ và nhân dân đảo Sinh Tồn Đông, tháng 5-2023 _ Ảnh: doanhnghieptrunguong.vn


Tìm hiểu tại các đơn vị trong toàn Khối, chúng tôi nhận thấy, trong những năm qua, Đảng ủy Khối và các đảng ủy trực thuộc đã nghiêm túc, kịp thời lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện các văn bản của Đảng, Nhà nước về thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, phát huy vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội và của người lao động tham gia xây dựng Đảng, xây dựng doanh nghiệp. Đảng ủy Khối đã tiến hành rà soát, bổ sung, sửa đổi Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc và các chỉ thị, nghị quyết của Đảng ủy Khối và của cấp ủy các cấp. Tiếp tục thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở gắn với thực hiện đề án tái cơ cấu, sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh; tổ chức hội nghị người lao động, hội nghị đối thoại theo quy định; giải quyết, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho cán bộ, công nhân viên, người lao...

Để thực hiện Quy chủ dân chủ ở cơ sở trong toàn Đảng bộ Khối tiếp tục được thống nhất về nội dung và cách thức triển khai, Ban Chấp hành Đảng bộ Khối ban hành Nghị quyết công tác năm, trong đó có nội dung lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở. Thực hiện nghiêm Quy định số 11-QĐ/TW, ngày 18-2-2019 của Bộ Chính trị quy định trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy trong  việc tiếp dân, đối thoại trực tiếp với dân và xử lý những phản ánh, kiến nghị của dân; lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao chất lượng, hiệu quả tiếp công dân (người lao động), giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo và tiếp tục triển khai thực hiện Nghị định 145/2020/NĐ-CP của Chính phủ.

Theo đồng chí Hồ Xuân Trường, Phó Bí thư Đảng uỷ Khối, Trưởng Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương cho biết: Đảng ủy Khối đã ban hành Kết luận số 119-KL/ĐUK, ngày 2-6-2022, về “Tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở”, Quy định số 06-QĐ/ĐUK, ngày 13-10-2022, về giám sát của các tổ chức chính trị - xã hội và người lao động đối với doanh nghiệp về việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên trong doanh nghiệp, đơn vị thuộc Khối Doanh nghiệp Trung ương. Đồng thời, chỉ đạo xây dựng, triển khai chương trình, kế hoạch công tác, kế hoạch kiểm tra, giám sát thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở hằng năm; lãnh đạo Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở Đảng ủy Khối cụ thể hóa tiêu chí chấm điểm hoạt động của Ban Chỉ đạo Trung ương để làm cơ sở đánh giá, xếp loại hằng năm đối với ban chỉ đạo các đảng ủy trực thuộc.

Các đảng ủy trực thuộc bám sát chỉ đạo của Trung ương, Đảng ủy Khối: Kết luận số 120-KL/TW, ngày 7-1-2016, của Bộ Chính trị, "Về tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả việc xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở" gắn với Kết luận  số 119-KL/ĐUK, ngày 2-6-2022, về “Tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở” và một số các văn của Đảng ủy Khối để cụ thể hóa triển khai việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở. Trong năm 2022, các cấp ủy, tổ chức đảng đã ban hành 3.118 văn bản có liên quan đến việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, trong đó có 518 văn bản để lãnh đạo, chỉ đạo các doanh nghiệp, đơn vị tiếp tục xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở; chủ động đề xuất kiện toàn Ban Chỉ đạo khi có thay đổi về nhân sự; ban hành chương trình công tác, quy chế làm việc và phân công nhiệm vụ cho các thành viên ban chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở. Tiếp tục lãnh đạo các tổ chức chính trị - xã hội (công đoàn, đoàn thanh niên) thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo Điều lệ của từng tổ chức; phối hợp với lãnh đạo doanh nghiệp triển khai thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở. Lãnh đạo, chỉ đạo chuyên môn phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội rà soát quy chế, quy định, tổ chức hội nghị người lao động, hội nghị đối thoại; quyền làm chủ của người lao động được phát huy thông qua các nội dung người lao động được tham gia ý kiến, người lao động được quyết định và người lao động được kiểm tra, giám sát. 

Công tác tuyên truyền, quán triệt việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở được các cấp ủy, tổ chức đảng, doanh nghiệp triển khai linh hoạt, phù hợp với đặc thù của từng đơn vị, việc triển khai thực hiện Quy chế dân chủ được gắn với triển khai các nghị quyết của Trung ương, của Đảng ủy Khối hoặc được tổ chức lồng ghép vào các buổi họp sơ kết, tổng kết, triển khai nhiệm vụ chuyên môn. Các doanh nghiệp, đơn vị đã tổ chức tuyên truyền, quán triệt được 1.111 buổi cho hơn 85.000 lượt công nhân, viên chức, người lao động tham gia dưới nhiều hình thức khác nhau, như thông qua hội nghị trực tuyến, lồng ghép trong hội nghị giao ban cơ quan, sinh hoạt công đoàn, đoàn thanh niên, trang thông tin nội bộ, các ứng dụng công nghệ thông tin.

Kế hoạch, chương trình công tác hằng tháng, hằng quý, hằng năm và được niêm yết công khai hoặc thông tin đến người lao động, như hợp đồng lao động, tuyển dụng, quy hoạch, bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng; các chế độ chính sách (lương, thi đua khen thưởng); về tinh giản biên chế... đều được công khai. Vai trò, trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị luôn được phát huy, các nội dung, công việc liên quan được bàn bạc, thảo luận công khai, dân chủ, chế độ, chính sách của công chức, viên chức, người lao động được đảm bảo. Chỉ đạo doanh nghiệp, đơn vị thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở gắn với thực hiện đề án tái cơ cấu, sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh; tổ chức hội nghị người lao động, hội nghị đối thoại theo quy định; giải quyết, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho cán bộ, công nhân viên chức, người lao động .

Trong năm 2022, toàn Khối đã thành lập được 154 đoàn kiểm tra, 95 đoàn giám sát ở các đảng bộ trực thuộc. Ban Chỉ đạo các đảng ủy trực thuộc đã thành lập 61 đoàn kiểm tra đối với 78 đơn vị và 199 đoàn giám sát đối với 202 đơn vị; 309 ban chỉ đạo của các tổ chức đảng trực thuộc các tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng, đơn vị trong Khối đã thành lập 170 đoàn kiểm tra tại 170 đơn vị và 152 đoàn giám sát tại 152 đơn vị. Một số đơn vị thực hiện lồng ghép kiểm tra Quy chế dân chủ trong kiểm tra, giám sát của cấp ủy, ủy ban kiểm tra hoặc kiểm tra, giám sát của chuyên môn, của tổ chức công đoàn. Nội dung kiểm tra tập trung việc lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở; việc thực hiện các nội dung công khai, việc rà soát; sửa đổi bổ sung các quy chế, quy định; việc phát huy quyền làm chủ của người lao động; thực hiện kiểm tra tài chính, các nội dung chuyên đề; việc phối hợp thực hiện Quy chế dân chủ của tổ chức công đoàn; việc phát huy vai trò giám sát thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở của Ban thanh tra nhân dân.

Tổ chức Công đoàn đã giám sát 5 nội dung, phản biện 180 văn bản; giám sát gần 500 cán bộ chủ chốt, người đứng đầu và 150 cán bộ, đảng viên về thực hiện tu dưỡng rèn luyện đạo đức, lối sống. Đoàn thanh niên giám sát 3 nội dung, phản biện 26 văn bản; giám sát gần 200 cán bộ chủ chốt, người đứng đầu và 80 cán bộ, đảng viên về thực hiện tu dưỡng rèn luyện đạo đức, lối sống. Một số tổ chức công đoàn đã phát huy tốt vai trò trong giám sát, phản biện xã hội, nhất là giám sát cán bộ chủ chốt, người đứng đầu, cán bộ đảng viên trong tu dưỡng rèn luyện đạo đức, lối sống.

Đồng thời, để phát huy quyền làm chủ của cán bộ, công nhân, viên chức, người lao động trong thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở được tham gia ý kiến, được quyết định, được kiểm tra, giám sát các nội dung theo quy định tại đơn vị. Các hội nghị người lao động, hội nghị đối thoại tại nơi làm việc được các doanh nghiệp quan tâm thực hiện ngay trong quý I-2022, mặc dù tình hình sau dịch bệnh COVID-19 vẫn ảnh hưởng nhưng các đơn vị đã khắc phục khó khăn, tổ chức hội nghị người lao động, hội nghị đối thoại tại nơi làm việc thông qua các hình thức: hội nghị trực tiếp hoặc hội nghị trực tuyến. 

Việc đối thoại tại nơi làm việc được cấp ủy, lãnh đạo doanh nghiệp, chủ tịch công đoàn các cấp tiếp tục quan tâm thực hiện, tính đến thời điểm báo cáo, trong Khối có 1.209/1.392 (87%) doanh nghiệp tổ chức đối thoại theo quy định; có 862/1.392 bí thư cấp ủy tổ chức đối thoại với đại diện người lao động hoặc trực tiếp người lao động; có 328/1.392 tổng giám đốc, giám đốc đối thoại với người lao động; có 19/1.392 chủ tịch công đoàn tổ chức đối thoại với đoàn viên, hội viên và cán bộ, công nhân, viên chức, người lao động; có 62/1.392 doanh nghiệp đối thoại khi một bên yêu cầu. 

Việc thực hiện thỏa ước lao động tập thể được lãnh đạo doanh nghiệp quan tâm, nội dung của thỏa ước được trao đổi, thảo luận và ký kết tại hội nghị người lao động. Nhiều đơn vị thành viên của Đảng ủy Tổng công ty Xi măng Việt Nam, Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam, Tập đoàn Dệt may Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Tập đoàn Hóa chất có Thỏa ước lao động tập thể, với những nội dung có lợi hơn cho người lao động. 

Việc thực hiện tiếp dân (người lao động), giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo đã được cấp ủy, lãnh đạo doanh nghiệp các cấp thực hiện. Hầu hết các doanh nghiệp đều bố trí phòng tiếp dân và lịch tiếp dân ít nhất 1 lần/tháng. Việc giải quyết, đơn thư khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị đã được các cấp ủy, lãnh đạo doanh nghiệp quan tâm chỉ đạo. Năm 2022, các doanh nghiệp, đơn vị trong Khối đã tiếp nhận 244 đơn (gồm có đơn tố cáo, đơn khiếu nại, đơn kiến nghị phản ánh và đơn đề nghị), đã giải quyết 204 đơn, chuyển các cấp có thẩm quyền giải quyết 40 đơn.

Việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc đã được các cấp ủy, tổ chức đảng, doanh nghiệp, đơn vị thực hiện nghiêm túc; thường xuyên rà soát, sửa đổi, bổ sung các nội quy, quy chế, quy định cho phù hợp với thực tế để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho cán bộ, công nhân, viên chức, người lao động. Thực hiện có nề nếp về các nội dung công khai, phát huy quyền làm chủ của công nhân, viên chức, người lao động đã góp phần nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động trong doanh nghiệp; góp phần xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa giữa doanh nghiệp và người lao động trong quá trình sản xuất, kinh doanh, xây dựng doanh nghiệp phát triển, đồng thời là cơ sở quan trọng giúp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.

Việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở tiếp tục được chỉ đạo nền nếp, phù hợp với điều kiện của đơn vị, phát huy quyền làm chủ của người lao động, góp phần quan trọng thúc đẩy thực hiện các nhiệm vụ chính trị, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Qua kiểm tra, nhận thấy các cấp ủy đã lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; lãnh đạo chuyên môn phối hợp với các tổ chức chính trị-xã hội rà soát quy chế, quy định, tổ chức hội nghị người lao động, hội nghị đối thoại; quyền làm chủ của người lao động được phát huy thông qua các nội dung người lao động được tham gia ý kiến, được quyết định. Các cấp ủy đảng theo dõi, động viên, chia sẻ, tháo gỡ khó khăn, bảo đảm việc làm và thu nhập, tạo tâm lý ổn định cho cán bộ, đảng viên và người lao động yên tâm công tác...

Từ việc phát huy dân chủ thực chất, các cấp ủy đảng nắm bắt, chia sẻ, tháo gỡ khó khăn, tạo niềm tin và phát huy được vai trò của đảng viên, quần chúng cùng đoàn kết vượt khó. 

Trong thời gian tới, đồng chí Nguyễn Long Hải, Bí thư Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương đề nghị Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở của Đảng ủy Khối cần tiếp tục bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ, để triển khai thật tốt Luật dân chủ ở cơ sở. Sau khi có Nghị định hướng dẫn của Chính phủ, nâng cao chất lượng xây dựng và ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, vận dụng phù hợp với điều kiện thực tế tại các đảng ủy trực thuộc trong Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương. Chú trọng hơn nữa việc quán triệt, tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về dân chủ xã hội chủ nghĩa và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở gắn với công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, chủ trương, chính sách phát triển doanh nghiệp.

Tiếp tục đổi mới hoạt động của Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở ở các cấp, sáng tạo trong triển khai các chương trình, kế hoạch hoạt động hàng năm của Ban chỉ đạo. Thực hiện dân chủ và tuân thủ pháp luật trong hoạt động sản xuất, kinh doanh; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động và đối tác khách hàng. Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát; sơ kết, tổng kết; nhân rộng các điển hình, mô hình thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở. Chú ý những lĩnh vực thường xuyên tiếp xúc với người lao động và nhân dân, lĩnh vực dễ phát sinh tiêu cực; theo dõi, giám sát việc giải quyết các kiến nghị sau giám sát.

Bí thư Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương cũng yêu cầu, tiếp tục nâng cao vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội trong doanh nghiệp, nhất là tổ chức Công đoàn tham gia thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc. Thực hiện chức năng giám sát của các tổ chức chính trị - xã hội và người lao động đối với việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên trong doanh nghiệp, đơn vị thuộc Khối Doanh nghiệp Trung ương hiệu quả hơn; chú trọng công khai, minh bạch các nội dung người sử dụng lao động phải công khai; nội dung người lao động được tham gia ý kiến; nội dung người lao động được quyết định; nội dung người lao động được kiểm tra, giám sát. Kết quả thực hiện hội nghị người lao động; tổ chức đối thoại tại nơi làm việc; việc sửa đổi, bổ sung, xây dựng các quy định, quy chế nội bộ…

Bài 5: Mỗi tổ chức đảng, đảng viên phải luôn tự soi, tự sửa

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Một Đảng mà giấu giếm khuyết điểm của mình là một Đảng hỏng. Một Đảng có gan thừa nhận khuyết điểm của mình, vạch rõ những cái đó, vì đâu mà có khuyết điểm đó, xét rõ hoàn cảnh sinh ra khuyết điểm đó, rồi tìm kiếm mọi cách để sửa chữa khuyết điểm đó. Như thế là một Đảng tiến bộ, mạnh dạn, chắc chắn, chân chính”. Đảng bộ Khối Doanh nghiệp Trung ương đã vận dụng tư tưởng, huấn thị của Người như thế nào để xây dựng tổ chức đảng mạnh từ gốc, đủ sức chèo lái con thuyền cách mạng vượt mọi khó khăn đến bến bờ thắng lợi? Đó là nội dung cuộc phỏng vấn của chúng tôi với đồng chí Nguyễn Long Hải, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương.

Đồng chí Nguyễn Long Hải, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương _ Ảnh: doanhnghieptrunguong.vn
Đồng chí Nguyễn Long Hải, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương _ Ảnh: doanhnghieptrunguong.vn


Tự soi, tự sửa như “rửa mặt” hằng ngày

Phóng viên: Thưa đồng chí, Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương đã thể hiện vai trò như thế nào trong lãnh đạo các doanh nghiệp vượt khó trong hơn nửa nhiệm kỳ qua?

Đồng chí Nguyễn Long Hải: Đại hội đại biểu Đảng bộ Khối Doanh nghiệp Trung ương lần thứ III, nhiệm kỳ 2020 - 2025, diễn ra tại Hà Nội từ ngày 19 đến ngày 21-10-2020. Gần 3 năm qua, Đảng bộ Khối đã triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội trong bối cảnh đan xen nhiều thuận lợi và khó khăn. Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Đảng ủy Khối và các cấp ủy, tổ chức đảng trong toàn Đảng bộ đã phát huy tinh thần đoàn kết, chủ động, sáng tạo, lãnh đạo thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ giải pháp nêu trong Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII và Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Khối lần thứ III, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Tính đến ngày 30-6-2023, 100% chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ Khối Doanh nghiệp Trung ương lần thứ III, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đề ra đều đạt và vượt.

Để đạt được kết quả này, Đảng ủy Khối và các cấp ủy đảng trong toàn Đảng bộ đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, kịp thời xây dựng và ban hành các nghị quyết, chương trình, kế hoạch công tác. Đặc biệt, trong bối cảnh tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến rất phức tạp và nhiều hệ lụy khó khăn sau đại dịch, các cấp ủy trong Đảng bộ Khối đã lãnh đạo, chỉ đạo các đơn vị vừa phòng, chống dịch hiệu quả vừa thực hiện tốt công tác xây dựng Đảng, đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh. Các mặt công tác xây dựng Đảng được triển khai nghiêm túc, nền nếp, đúng quy định. Công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, đạo đức được tăng cường, góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, tạo sự thống nhất trong đảng bộ, đồng thuận trong doanh nghiệp. Việc học tập, quán triệt, tuyên truyền và triển khai các nghị quyết, kết luận của Trung ương được thực hiện nghiêm túc, có nhiều đổi mới. Công tác xây dựng Đảng về tổ chức và cán bộ được chú trọng. Tích cực thực hiện sơ kết, tổng kết các nghị quyết, quy định của Trung ương; rà soát, sửa đổi, bổ sung ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản, quy chế, quy định về công tác xây dựng Đảng theo các quy định, hướng dẫn mới của Trung ương; nỗ lực hoàn thiện mô hình tổ chức đảng trong doanh nghiệp và thành lập cơ quan, bộ máy tham mưu giúp việc của Đảng tại các đảng ủy cấp trên cơ sở theo Quy định số 60-QĐ/TW, ngày 8-3-2022 và Quy định số 87-QĐ/TW, ngày 28-10-2022, của Ban Bí thư; Hướng dẫn số 23-HD/BTCTW, ngày 14-2-2023, của Ban Tổ chức Trung ương. Công tác cán bộ được thực hiện chặt chẽ, đúng quy định. Công tác đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức mới được coi trọng, gắn với chức danh, quy hoạch và bố trí, sắp xếp cán bộ. Công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng được triển khai khá toàn diện, chất lượng; các quy trình, quy định, hướng dẫn về công tác kiểm tra giám sát được tăng cường, đồng bộ; kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên có nhiều chuyển biến, tăng cả về số lượng và chất lượng. Công tác dân vận của Đảng tiếp tục được quan tâm; tập trung giải quyết kịp thời, có hiệu quả nguyện vọng chính đáng của cán bộ, đảng viên và người lao động. Lãnh đạo các tổ chức chính trị - xã hội tổ chức đại hội nhiệm kỳ theo Điều lệ; phát huy vai trò trong giám sát và phản biện, góp ý xây dựng Đảng, xây dựng doanh nghiệp, đơn vị.

Các cấp ủy đảng trong Đảng bộ Khối đã lãnh đạo, chỉ đạo các tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng, đơn vị đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh và thực hiện cơ cấu lại doanh nghiệp. Dự án Nhiệt điện Dầu khí Thái Bình 2 là một ví dụ điển hình. Theo báo cáo gửi Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương, trước khi dự án Nhiệt điện Dầu khí Thái Bình 2 khởi sắc là nhiều năm khó khăn bủa vây dự án. Bởi trong quá trình xây dựng, dự án Nhiệt điện Dầu khí Thái Bình 2 phải đối mặt với diễn biến phức tạp từ những vấn đề đến từ quá khứ và sai lầm của một số cá nhân của Tổng thầu dự án; các đoàn thanh tra liên ngành, thanh tra Chính phủ đã tiến hành thanh, kiểm tra dự án. Cùng với đó, hơn 40 cán bộ, đảng viên, công nhân viên tại dự án đồng loạt xin nghỉ việc. Đó là chưa kể đến việc đại dịch COVID-19 bùng nổ khiến việc huy động chuyên gia nước ngoài của nhà thầu chế tạo thiết bị công nghệ độc quyền, nhà thầu chạy thử cũng như việc cung cấp nhân lực, vật tư... đều bị đình trệ, ách tắc dài ngày. Trước tình hình nêu trên, với sự lãnh đạo, chỉ đạo của Chính phủ, của Đảng ủy Khối và sự phối hợp của các cơ quan, doanh nghiệp liên quan, đến nay công tác xử lý các tồn tại, yếu kém của một số dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả của các tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng, đơn vị trong Khối đã có nhiều tiến triển quan trọng và đạt nhiều kết quả thiết thực.

Bên cạnh đó, Đảng ủy Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Ban Quản lý dự án đã nhiều lần kiến nghị lên các cấp để gỡ khó cho dự án; ban hành Nghị quyết liên tịch, Đảng ủy - Hội đồng thành viên - Tổng Giám đốc PVN số 6356, công bố ngay tại dự án vào ngày 6-10-2017. Nghị quyết nêu rõ: “Tập thể Thường vụ Đảng ủy, Hội đồng thành viên và Ban Tổng Giám đốc PVN thống nhất ý chí, huy động cả hệ thống chính trị, tập trung cao nhất các nguồn lực của toàn Tập đoàn, quyết tâm thực hiện hoàn thành và đưa vào vận hành Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 trong thời gian sớm nhất”. Nghị quyết này thể hiện tinh thần của Tập đoàn, với tư cách là chủ đầu tư của dự án, thể hiện quyết tâm huy động toàn bộ hệ thống chính trị bao gồm cấp ủy, các ban chuyên môn, tổ chức chính trị - xã hội… đều phải tích cực tham gia hỗ trợ thực hiện triển khai dự án.

Đi vào hoạt động tháng 4 vừa qua, nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 hiện đang vận hành 2 tổ máy và cung cấp một lượng điện lớn cho cả nước. Trong 6 tháng đầu năm 2023 tổng sản lượng điện phát đạt 630 triệu kWh; kế hoạch sản xuất 6 tháng cuối năm khoảng 3,7 tỷ kWh và dự kiến nộp ngân sách nhà nước gần 400 tỷ đồng.

Dự án Nhà máy sản xuất phân bón DAP 1 của Công ty cổ phần DAP - Vinachem, từ năm 2017 đến nay sản xuất ổn định, hàng năm có lãi và đã hết lỗ lũy kế từ tháng 1-2022. Hay như với Dự án sản xuất xơ sợi Polyester Đình Vũ chuyển biến tích cực trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, vận hành sản xuất khai thác tối đa, hiệu quả 27 dây chuyền sợi DTY, doanh thu bù đắp được chi phí biến đổi và có lợi nhuận trước định phí.

Đối với 3 dự án sản xuất phân bón của Vinachem gồm: Dự án Nhà máy sản xuất đạm Ninh Bình; Dự án cải tạo, mở rộng Nhà máy sản xuất đạm Hà Bắc; Dự án Nhà máy sản xuất phân bón DAP số 2 - Lào Cai, bước đầu, hoạt động sản xuất, kinh doanh của 3 dự án, doanh nghiệp này đã có nhiều kết quả tích cực,…

Phóng viên: Không ngừng tự soi, tự sửa được các tổ chức đảng trong Đảng bộ Khối tập trung thực hiện nhằm xây dựng tổ chức ngày càng vững mạnh. Đồng chí có thể chia sẻ cụ thể về nội dung này?

Đồng chí Nguyễn Long Hải: Thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XII, Kết luận số 21-KL/TW, ngày 25-10-2021, của Ban Chấp hành Trung ương, “Về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" và các quy định về trách nhiệm nêu gương, những điều đảng viên không được làm”; thời gian qua, Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương đã tổ chức Hội nghị trực tuyến kết nối với Hội nghị cán bộ toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Kết luận và Quy định của Ban Chấp hành Trung ương về xây dựng, chỉnh đốn Đảng với sự tham dự của 1.750 cán bộ chủ chốt tại 246 điểm cầu trong Đảng bộ Khối. Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương đã ban hành hướng dẫn, kế hoạch, kết luận về nghiên cứu, học tập, quán triệt và triển khai thực hiện kết luận, quy định của Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII và tổ chức đợt sinh hoạt chính trị về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; bổ sung nội dung Kết luận số 21-KL/TW vào Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Trên cơ sở đó nâng cao nhận thức, trách nhiệm, quyết tâm chính trị, tinh thần tự giác, gương mẫu của các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, tổ chức chính trị -xã hội cũng như cán bộ, đảng viên, người lao động trong việc thực hiện các quy định của Trung ương, Kết luận số 21-KL/TW; tạo bước chuyển biến rõ rệt, hiệu quả, thiết thực trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong toàn Đảng bộ Khối.

Việc triển khai các nghị quyết, chỉ thị, kết luận, quy định của Trung ương và Đảng ủy Khối luôn gắn với việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18-5-2021, của Bộ Chính trị, “Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; qua đó, cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt các cấp luôn gương mẫu thực hiện các quy định của Đảng về chuẩn mực đạo đức, lối sống; về những điều đảng viên không được làm; về văn hóa công sở... Các cấp ủy, chi bộ chú trọng giám sát đạo đức, lối sống đảng viên trong sinh hoạt cấp ủy, chi bộ, giữ mối liên hệ với cấp ủy nơi cư trú, quan hệ đồng nghiệp, quan hệ gia đình, xã hội; thực hiện nghiêm túc công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật; có giải pháp khắc phục đối với tổ chức đảng, đảng viên yếu kém. Bản lĩnh chính trị của các cấp ủy và cán bộ, đảng viên trong lãnh đạo giải quyết những vấn đề khó khăn, phức tạp của cơ quan, đơn vị, trong tự phê bình và phê bình; đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí; đấu tranh phản bác những quan điểm sai trái, thù địch... được nâng lên. Kết quả thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4, Kết luận 21, các quy định về nêu gương gắn với Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị được xác định là một trong những tiêu chuẩn quan trọng đánh giá, phân loại tổ chức đảng và chất lượng đảng viên cuối năm.

Thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW và Kết luận 01-KL/TW của Bộ Chính trị, Đảng ủy Khối phân công 1 đồng chí Thường trực trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo. Việc thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW trong toàn Đảng bộ Khối có ý nghĩa rất quan trọng, thông qua xây dựng và thực hiện các chuẩn mực đạo đức theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã kịp thời chấn chỉnh lề lối, tác phong làm việc của đội ngũ cán bộ, đảng viên, người lao động, tạo những chuyển biến rõ nét về kỷ luật, kỷ cương trong thực hiện các nhiệm vụ; đổi mới phong cách làm việc gần dân, sát dân, lắng nghe, đối thoại trực tiếp với người lao động; bước đầu có những thay đổi tích cực chống bệnh “thành tích”, bệnh “hình thức”; có nhiều kết quả cụ thể trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tiêu cực; nâng cao ý thức gương mẫu và tinh thần trách nhiệm, “nói đi đôi với làm” của cán bộ, đảng viên nhất là cấp ủy, cán bộ chủ chốt các cấp; nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị của doanh nghiệp, đơn vị, góp phần củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên, người lao động trong Khối với Đảng, Nhà nước. Từ đó, nhiều cán bộ, đảng viên đã từng bước khắc phục những khuyết điểm, yếu kém, nỗ lực vươn lên trong thực hiện nhiệm vụ chính trị, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, lối sống và xuất hiện ngày càng nhiều tập thể, cán bộ, đảng viên tận tụy với công việc, gắn bó với cơ quan, doanh nghiệp.

Việc làm theo Bác tại các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất, kinh doanh được cụ thể hóa gắn với các cuộc vận động, phong trào thi đua lao động giỏi, lao động sáng tạo; phong trào phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất, kinh doanh, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của từng đơn vị. Theo đó, tổng tài sản của các tập đoàn, tổng công ty trong Khối tăng từ 2.762.548 tỷ đồng lên 2.937.467 tỷ đồng (tăng 6,3%), tổng tài sản của các ngân hàng trong Khối tăng từ 6.263.074 tỷ đồng lên 8.037.605 tỷ đồng (tăng 30,2%). Kết quả 6 tháng đầu năm 2023, tổng doanh thu các tập đoàn, tổng công ty trong Khối ước đạt trên 968 nghìn tỷ đồng, đạt 54% kế hoạch năm, bằng 95% so với cùng kỳ năm 2022; lợi nhuận trước thuế của các đơn vị trong Khối ước đạt 69 nghìn tỷ đồng, đạt 55% kế hoạch năm, bằng 55% so với cùng kỳ năm 2022; nộp ngân sách nhà nước của các đơn vị trong Khối ước đạt 122 nghìn tỷ đồng, đạt 68,8% kế hoạch năm, bằng 85,7% so với cùng kỳ năm 2022.

Qua phong trào thi đua của các đơn vị đã xuất hiện nhiều tấm gương lao động giỏi, lao động sáng tạo, đức tính hy sinh, gương mẫu, trung thực, có sức lan tỏa lớn, góp phần định hướng hành vi đối với cán bộ, đảng viên, người lao động trong toàn Khối như sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh thường dạy: Một tấm gương sống có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền.

Thẳng thắn thừa nhận khuyết điểm để sửa chữa, khắc phục

Phóng viên: Thẳng thắn thừa nhận những hạn chế, khuyết điểm là một trong những nguyên nhân quan trọng để Đảng bộ Khối tập trung lãnh đạo sửa chữa, khắc phục. Vậy Đảng ủy Khối đã có biện pháp, cách làm nào để khơi gợi, nâng cao tính chiến đấu, tinh thần tự phê bình và phê bình ở mỗi tổ chức, cá nhân?

Đồng chí Nguyễn Long Hải: Bên cạnh những kết quả đạt được, trong công tác của Đảng ủy Khối và các đảng bộ trực thuộc nửa nhiệm kỳ qua vẫn còn một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục, cụ thể như: Công tác nắm bắt, định hướng tư tưởng cán bộ, đảng viên, người lao động có lúc, có nơi còn chưa nhạy bén; nội dung, hình thức, mức độ tuyên truyền về kết quả công tác xây dựng Đảng và vai trò của doanh nghiệp nhà nước còn ít, hiệu quả chưa cao. Ở một số đảng ủy trực thuộc, việc cập nhật các quy định, quy chế về công tác cán bộ không kịp thời; thực hiện quy trình nhân sự có nơi chưa đầy đủ. Việc kiện toàn cấp ủy doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn do đội ngũ cán bộ trong cơ cấu cấp ủy thường xuyên biến động theo yêu cầu sản xuất kinh doanh trong khi tiêu chuẩn, quy trình công tác cán bộ ngày càng yêu cầu chặt chẽ. Công tác phát triển đảng viên tuy tính tổng số vượt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Khối đề ra, nhưng vẫn có nhiều đảng ủy trực thuộc không đạt chỉ tiêu Nghị quyết đại hội đảng bộ đơn vị đề ra. Còn một số cấp ủy và ủy ban kiểm tra không hoàn thành chương trình kiểm tra, giám sát năm 2021. Chất lượng một số cuộc kiểm tra, giám sát đã thực hiện và chất lượng giám sát thường xuyên còn hạn chế. Một số nơi thực hiện quy chế phối hợp giữa thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát của Đảng với thanh tra, kiểm toán nội bộ còn bất cập, tính phòng ngừa chưa cao. Việc phát huy vai trò giám sát của các tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên còn hạn chế. Tiến độ thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn, sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp còn chậm; hiệu quả sản xuất kinh doanh của một số doanh nghiệp vẫn chưa tương xứng với nguồn lực được nắm giữ, sự tham gia của các doanh nghiệp trong chuỗi giá trị toàn cầu còn thấp, năng lực cạnh tranh và vươn ra thị trường quốc tế của doanh nghiệp còn hạn chế. Một số doanh nghiệp có kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh thấp, còn để xảy ra thua lỗ. Còn một số dự án, doanh nghiệp yếu kém tồn đọng kéo dài chưa quyết tâm đề xuất xử lý dứt điểm; giải quyết vốn đầu tư chậm,...

Những tồn tại, hạn chế nêu trên, có nguyên nhân chủ quan, nguyên nhân khách quan, nhưng ngoài tác động, diễn biến phức tạp, bất lợi của tình hình kinh tế trong và ngoài nước thì nguyên nhân chủ quan là chủ yếu, cần xác định các giải pháp mang tính khả thi để khắc phục trong thời gian tới.

Trong nửa cuối nhiệm kỳ, ngoài các nghị quyết về nhiệm vụ công tác hằng năm, Đảng ủy Khối sẽ tiếp tục nghiên cứu, xây dựng và ban hành các văn bản để lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác xây dựng Đảng và lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị. Theo dõi tiến độ triển khai và đôn đốc thực hiện các chỉ thị, nghị quyết chuyên đề đã ban hành. Tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Khối và Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, toàn Đảng bộ tập trung thực hiện 5 nhiệm vụ trọng tâm, 4 đột phá phát triển. Tổ chức các hội nghị, hội thảo chuyên đề, phát huy trí tuệ tập thể, của các chuyên gia, nhà khoa học để giải quyết những vấn đề cấp bách, hệ trọng trong hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, đồng thời kịp thời tổng hợp các khó khăn, vướng mắc, các đề xuất, kiến nghị của các tập đoàn, tổng công ty, đơn vị trong Khối để báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban cán sự đảng Chính phủ để có phương án tháo gỡ cho các doanh nghiệp trong Khối.

Phóng viên: Thời gian tới, cùng với những cơ hội là thách thức đan xen, xin đồng chí chia sẻ về những giải pháp trọng tâm để xây dựng Đảng bộ Khối thực sự vững mạnh về tổ chức, đạo đức và cán bộ?

Đồng chí Nguyễn Long Hải: Giai đoạn 2023 - 2025 có ý nghĩa quan trọng đối với việc hoàn thành các chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Khối lần thứ III, góp phần thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII. Trong khi đó, các cấp ủy trong Khối đang đối diện với thách thức rất lớn về khối lượng công việc, mục tiêu nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng Đảng, nhất là với một số nơi có số lượng tổ chức đảng, đảng viên tăng mạnh sau bước đầu thực hiện nghiêm túc Quy định số 60-QĐ/TW, ngày 8-3-2022, của Ban Bí thư. Các cấp ủy trong Khối xác định phải nỗ lực cao nhất, kiên quyết, kiên trì đẩy mạnh xây dựng chỉnh đốn Đảng và nghiêm túc, kịp thời quán triệt, triển khai các nghị quyết, chỉ thị, quy định của Trung ương; sự lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và sự hướng dẫn, giám sát của các Ban Đảng Trung ương. Thực hiện có hiệu quả công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, đạo đức, công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; thực hiện chuyên đề toàn khóa và Chuyên đề năm về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh của Đảng bộ Khối gắn với thực hiện Kết luận số 21-KL/TW của Ban Chấp hành Trung ương; tiếp tục đổi mới việc nghiên cứu, học tập, quán triệt, tuyên truyền các nghị quyết, chỉ thị, kết luận, quy định của Đảng thiết thực, hiệu quả, đặc biệt là các nghị quyết liên quan đến doanh nghiệp Nhà nước và công tác xây dựng Đảng.

Tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo các đảng ủy trực thuộc tiếp nhận tổ chức đảng và đảng viên; hoàn thiện mô hình tổ chức đảng theo Quy định số 60-QĐ/TW, ngày 8-3-2022, của Ban Bí thư; sửa đổi, bổ sung quy chế làm việc của cấp ủy; ban hành chức năng, nhiệm vụ, quy chế làm việc; bố trí đủ số lượng cán bộ chuyên trách cho các cơ quan tham mưu giúp việc của đảng ủy cấp trên cơ sở theo Quy định số 87-QĐ/TW, ngày 28-10-2022, của Ban Bí thư. Chỉ đạo xây dựng kế hoạch, cụ thể hóa các tiêu chí và triển khai thực hiện mô hình “chi bộ bốn tốt”, “đảng bộ cơ sở bốn tốt” trong Đảng bộ Khối; thực hiện đúng nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ, quản lý đội ngũ cán bộ và nguyên tắc tập trung dân chủ trong công tác cán bộ. Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện quy định về quản lý, tổ chức, cán bộ theo hướng phân công, phân cấp rõ ràng; thực hiện nghiêm các quy định, hướng dẫn của Trung ương về tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình trong việc đánh giá cán bộ, quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, giới thiệu cán bộ ứng cử, miễn nhiệm, từ chức đối với cấp ủy viên, cán bộ lãnh đạo, quản lý; thực hiện việc luân chuyển, điều động để đào tạo, rèn luyện cán bộ; quan tâm cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ có năng lực nổi trội. Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ, đặc biệt là người đứng đầu cấp ủy, doanh nghiệp, đơn vị.

Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/ĐUK, ngày 3-3-2023, của Ban Chấp hành Đảng bộ Khối, "Về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát của Đảng trong Đảng bộ Khối"" và các nhiệm vụ, giải pháp đã được đề ra tại Kế hoạch số 62-KH/ĐUK, ngày 4-10-2022, của Ban Thường vụ Đảng ủy Khối thực hiện Kết luận về Chiến lược công tác kiểm tra, giám sát của Đảng đến năm 2030 của Bộ Chính trị. Chú trọng, triển khai thực hiện các văn bản mới của Trung ương về công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Đẩy mạnh thực Nghị quyết Trung ương 5 khóa X, về “Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị” và tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chương trình, kế hoạch hành động thực hiện các nghị quyết của Trung ương, của Đảng ủy Khối và của các đảng ủy trực thuộc.

Trong giai đoạn 2016 - 2020, Đảng bộ Khối đã hoàn thành cổ phần hóa 39 doanh nghiệp; xây dựng lộ trình và tổ chức bán phần vốn nhà nước tại công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên; đã thoái vốn và nộp về ngân sách nhà nước 221,7 nghìn tỷ đồng. Về cơ cấu lại, các doanh nghiệp, ngân hàng trong Khối đã chú trọng sắp xếp lại, nâng cao năng lực tài chính, đổi mới công tác quản trị, công nghệ, đổi mới tổ chức, quản lý nguồn nhân lực... của khu vực doanh nghiệp Nhà nước. Đến nay các dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả đã được xử lý; bước đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh của 5 dự án thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam đã có nhiều kết quả tích cực. Đối với các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng yếu kém còn lại, Ban Cán sự Đảng Ngân hàng Nhà nước, Ban Cán sự Đảng các bộ và Đảng ủy Khối đã hoàn thiện, trình Bộ Chính trị xem xét, quyết định phương án xử lý. 

Để tiếp tục phát huy kết quả đó, thời gian tới, Đảng ủy Khối tiếp tục lãnh đạo các đảng ủy trực thuộc thực hiện nghiêm túc Nghị quyết số 68/NQ-CP, ngày 12-5-2022, của Chính phủ, "Về tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động và huy động nguồn lực của doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty trong phát triển kinh tế - xã hội"; thực hiện các giải pháp để triển khai hiệu quả kế hoạch sản xuất kinh doanh, quyết tâm hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh mà Đại hội Đảng bộ Khối nhiệm kỳ 2020 - 2025 và hằng năm đề ra; đầu tư theo chiến lược, kế hoạch, phù hợp với cơ chế thị trường, bảo đảm có hiệu quả, phát triển bền vững. Ban hành kịp thời các nghị quyết, kết luận, văn bản lãnh đạo, chỉ đạo để xử lý các khó khăn, các hạn chế, yếu kém và tăng cường các giải pháp để khắc phục các chỉ tiêu có khả năng không đạt so với nghị quyết đại hội. Đẩy mạnh công tác cổ phần hóa, chủ động thoái vốn/chuyển nhượng vốn tại các dự án có hiệu quả thấp để tập trung nguồn lực cho ngành nghề sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp. Lãnh đạo thực hiện nghiêm túc, khẩn trương việc sắp xếp lại, xử lý nhà đất theo Nghị định số 167/2017/NĐ-CP và Nghị định số 67/2021/NĐ-CP của Chính phủ về sắp xếp lại, xử lý tài sản công. Rà soát, xử lý, tái cơ cấu các dự án, doanh nghiệp kém hiệu quả, thua lỗ.

Lãnh đạo, chỉ đạo các doanh nghiệp, ngân hàng, đơn vị trong Khối tích cực tham gia thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước trong triển khai công tác an sinh xã hội, chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững, thực hiện tốt vai trò của doanh nghiệp với cộng đồng; tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số, đa dạng hóa chuỗi cung ứng, tham gia tích cực, hiệu quả vào phát triển bền vững, kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, chuyển đổi năng lượng, thích ứng biến đổi khí hậu. Đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW, Kết luận số 76-KL/TW, Nghị quyết số 06-NQ/ĐUK của Đảng ủy Khối; phấn đấu đến năm 2025: 15% trở lên các tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng trong Khối được công nhận “Doanh nghiệp đạt chuẩn văn hoá kinh doanh Việt Nam”.

Đảng bộ Khối Doanh nghiệp Trung ương có 38 đảng bộ trực thuộc, trong đó có 36 đảng bộ tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng, tổ chức tài chính và 2 đảng bộ cơ quan với 1.446 đảng bộ cơ sở, 27 đảng bộ cấp cơ sở đảng ủy được thí điểm giao quyền cấp trên cơ sở, 224 đảng bộ bộ phận, 5.380 chi bộ trực thuộc với 138.736 đảng viên. Đảng ủy Khối là cấp ủy trực thuộc Ban Chấp hành Trung ương; là cấp ủy cấp trên trực tiếp của các đảng ủy tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng thương mại nhà nước. Các tổ chức đảng, đảng viên trong Đảng bộ Khối hoạt động rộng khắp trong toàn quốc và một số ở nước ngoài; tổ chức đảng trong các đơn vị thành viên của tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng, đơn vị chủ yếu thuộc Đảng bộ Khối, một số tổ chức đảng còn lại trực thuộc cấp ủy địa phương. Các doanh nghiệp trong Khối gồm 9 tập đoàn kinh tế, 20 tổng công ty, 6 ngân hàng, 1 tổ chức tài chính nhà nước (trong đó có 22 tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng, đơn vị do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; 14 tập đoàn, tổng công ty do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ).

Tác phẩm đoạt giải khác

Mới nhất

Xem nhiều nhất